Tìm hiểu kiến thức: khi gia đình có thành viên được chẩn đoán mắc ung thư thì việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu các cơ chế phát triển bệnh và cách điều trị. Những thông tin có được sẽ là sự chuẩn bị tốt về tâm lý. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng, nhiều trường hợp ung thư không phải lúc nào cũng diễn biến theo cùng một mô típ, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Thiết lập chế độ ăn khoa học: ăn uống hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe trong suốt quá trình điều trị và phục hồi. Nên lựa chọn trái cây giàu flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa lutein cao như cải lá, cải xanh , cà chua và trà ... để góp phần giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hãy sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày và tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.
Có kế hoạch đối diện với suy nghĩ tiêu cực: phát hiện mắc ung thư phổi có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh, người nhà và sự kỳ thị của những kẻ ác ý xung quanh, cụ thể.
Sự kỳ thị của xã hội: 85% các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc. Chính sự phổ biến này khiến mọi người thường “quy tội” ung thư phổi đều do hút thuốc và thấy rằng đó là hậu quả xứng đáng. Tuy nhiên, ngay cả những người không có “quan hệ” với thuốc lá vẫn có thể bị bệnh, nguyên nhân có thể do ô nhiễm không khí.
Sự thờ ơ của gia đình : áp lực trong chăm sóc cho người bệnh khiến các thành viên đôi khi vô tình làm cho họ cảm thấy bị tổn thương, đặc biệt là người mắc ung thư do thuốc lá. Trong trường này những người còn lại nên chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như cách hành xử của mình. Nếu có thể, cố gắng tham khảo ý kiến của những nhà tâm lý học để có thể xoa dịu nỗi đau mà bệnh nhân ung thư đang “gánh”.
Sự mặc cảm ở bệnh nhân: chẩn đoán ung thư làm nhiều người tự dằn vặt bởi những thói quen xấu trong quá khứ. Chính diễn biến tâm lý này có thể khiến họ không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Hãy giúp họ tham gia các hoạt động bổ ích khác để tạm quên những nỗi đau thể chất đang chịu đựng.
Hãy chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc chính mình: đừng để cuộc sống của bệnh nhân ung thư rối tung, phải phân chia sức lực để chiến đấu với ung thư, để trả tiền viện phí, để giải quyết các công việc nhà hàng ngày. Năng lượng nên tập trung cho ngày hôm nay, không phải vào những sự kiện đã qua. Trầm ngâm, tư lự với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc các điều trị không hiệu quả chỉ lấy đi sức lực của bệnh nhân và chính người thân trong gia đình. Hãy chăm sóc, hỗ trợ tinh thần giúp bệnh nhân ung thư sống trọn vẹn mỗi ngày.
Tìm hiểu kiến thức: khi gia đình có thành viên được chẩn đoán mắc ung thư thì việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu các cơ chế phát triển bệnh và cách điều trị. Những thông tin có được sẽ là sự chuẩn bị tốt về tâm lý. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng, nhiều trường hợp ung thư không phải lúc nào cũng diễn biến theo cùng một mô típ, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Thiết lập chế độ ăn khoa học: ăn uống hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe trong suốt quá trình điều trị và phục hồi. Nên lựa chọn trái cây giàu flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa lutein cao như cải lá, cải xanh , cà chua và trà ... để góp phần giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hãy sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày và tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.
Có kế hoạch đối diện với suy nghĩ tiêu cực: phát hiện mắc ung thư phổi có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh, người nhà và sự kỳ thị của những kẻ ác ý xung quanh, cụ thể.
Sự kỳ thị của xã hội: 85% các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc. Chính sự phổ biến này khiến mọi người thường “quy tội” ung thư phổi đều do hút thuốc và thấy rằng đó là hậu quả xứng đáng. Tuy nhiên, ngay cả những người không có “quan hệ” với thuốc lá vẫn có thể bị bệnh, nguyên nhân có thể do ô nhiễm không khí.
Sự thờ ơ của gia đình : áp lực trong chăm sóc cho người bệnh khiến các thành viên đôi khi vô tình làm cho họ cảm thấy bị tổn thương, đặc biệt là người mắc ung thư do thuốc lá. Trong trường này những người còn lại nên chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như cách hành xử của mình. Nếu có thể, cố gắng tham khảo ý kiến của những nhà tâm lý học để có thể xoa dịu nỗi đau mà bệnh nhân ung thư đang “gánh”.
Sự mặc cảm ở bệnh nhân: chẩn đoán ung thư làm nhiều người tự dằn vặt bởi những thói quen xấu trong quá khứ. Chính diễn biến tâm lý này có thể khiến họ không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Hãy giúp họ tham gia các hoạt động bổ ích khác để tạm quên những nỗi đau thể chất đang chịu đựng.
Hãy chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc chính mình: đừng để cuộc sống của bệnh nhân ung thư rối tung, phải phân chia sức lực để chiến đấu với ung thư, để trả tiền viện phí, để giải quyết các công việc nhà hàng ngày. Năng lượng nên tập trung cho ngày hôm nay, không phải vào những sự kiện đã qua. Trầm ngâm, tư lự với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc các điều trị không hiệu quả chỉ lấy đi sức lực của bệnh nhân và chính người thân trong gia đình. Hãy chăm sóc, hỗ trợ tinh thần giúp bệnh nhân ung thư sống trọn vẹn mỗi ngày.