Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.
Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.
Do cấu trúc hoá học, thuốc có thể gây ra tình trạng ảo giác rất mạnh. Đặc biệt, scopolamine sẽ ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu không để kí ức được hình thành, những sự kiện xảy ra trong thời gian thuốc ảnh hưởng tới thần kinh sẽ không được ghi lại đến khi thuốc hết tác dụng.
Hiện nay, scopolamine có thể được tìm thấy trong miếng dán chống say tàu xe. Dưới đây là những “công dụng” từng được biết đến của loại thuốc phiện nguy hiểm nhất thế giới này.
1 - Sử dụng trong các hoạt động phạm pháp: giới giang hồ sử dụng khá nhiều phương tiện để thực hiện trót lọt hoạt động của mình nhưng có lẽ cách thức những tên này sử dụng scopolamine mới thực sự đáng sợ. Scopolamine được dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân, hình thức có thể là bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân.
Khi trúng phải, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức, thậm chí về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho chúng. Điều đặc biệt, scopolamine không làm nạn nhân có bất kỳ biểu hiện bề ngoài bất thường nào. Chỉ khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không nhớ nổi kẻ hại mình là ai. Nói về loại ma túy nguy hiểm này, Bộ Ngoại giao Mỹ từng mô tả: “ Nó làm nạn nhân bất tỉnh trong vòng 24 giờ hoặc hơn thế”. Hàng năm, có khoảng 50.000 trường hợp “hơi thở của quỷ” để gây án tại Colombia.
2 - Sử dụng giúp chị em “vượt cạn”: rất nhiều ca đỡ đẻ những năm 1960 có sử dụng scopolomine để trợ sinh. Với tác dụng gây cảm giác mơ màng, sản phụ đương thời được dùng nó để giúp không nhận thức nỗi đau mình đang trải qua và sinh con một cách dễ dàng. Phương pháp này đã không được phép dùng từ năm 1970 bởi nó được chứng minh có khả năng gây mất trí nhớ cho sản phụ và làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở những em bé mới chào đời.
3 - Sử dụng cho phi hành gia NASA: trạng thái không trọng lượng và sống không gian bao la của vũ trụ có thể gây nên tình trạng “say sóng” ở các phi hành gia. Năm 2012, một báo cáo cho biết NASA từng phối hợp với công ty Epiomed Therapeutics, Inc để cung cấp loại bình xịt mũi có tên scopolamine INSCOP. Sử dụng scopolamine cho phép các phi hành gia nhanh chóng đưa ra cách giải quyết cũng như định hướng trong các trường hợp khẩn cấp.
4 - Sử dụng để thẩm vấn tội phạm: scopolamine từng được sử dụng để lấy thông tin, lời khai trong các cuộc thẩm vấn. Cụ thể, trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng sử dụng loại thuốc này vào quá trình thẩm vấn tù nhân vì nó có khả năng làm con người tiết lộ những điều mình muốn che giấu.
Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.
Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.
Do cấu trúc hoá học, thuốc có thể gây ra tình trạng ảo giác rất mạnh. Đặc biệt, scopolamine sẽ ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu không để kí ức được hình thành, những sự kiện xảy ra trong thời gian thuốc ảnh hưởng tới thần kinh sẽ không được ghi lại đến khi thuốc hết tác dụng.
Hiện nay, scopolamine có thể được tìm thấy trong miếng dán chống say tàu xe. Dưới đây là những “công dụng” từng được biết đến của loại thuốc phiện nguy hiểm nhất thế giới này.
1 - Sử dụng trong các hoạt động phạm pháp: giới giang hồ sử dụng khá nhiều phương tiện để thực hiện trót lọt hoạt động của mình nhưng có lẽ cách thức những tên này sử dụng scopolamine mới thực sự đáng sợ. Scopolamine được dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân, hình thức có thể là bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân.
Khi trúng phải, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức, thậm chí về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho chúng. Điều đặc biệt, scopolamine không làm nạn nhân có bất kỳ biểu hiện bề ngoài bất thường nào. Chỉ khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không nhớ nổi kẻ hại mình là ai. Nói về loại ma túy nguy hiểm này, Bộ Ngoại giao Mỹ từng mô tả: “ Nó làm nạn nhân bất tỉnh trong vòng 24 giờ hoặc hơn thế”. Hàng năm, có khoảng 50.000 trường hợp “hơi thở của quỷ” để gây án tại Colombia.
2 - Sử dụng giúp chị em “vượt cạn”: rất nhiều ca đỡ đẻ những năm 1960 có sử dụng scopolomine để trợ sinh. Với tác dụng gây cảm giác mơ màng, sản phụ đương thời được dùng nó để giúp không nhận thức nỗi đau mình đang trải qua và sinh con một cách dễ dàng. Phương pháp này đã không được phép dùng từ năm 1970 bởi nó được chứng minh có khả năng gây mất trí nhớ cho sản phụ và làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở những em bé mới chào đời.
3 - Sử dụng cho phi hành gia NASA: trạng thái không trọng lượng và sống không gian bao la của vũ trụ có thể gây nên tình trạng “say sóng” ở các phi hành gia. Năm 2012, một báo cáo cho biết NASA từng phối hợp với công ty Epiomed Therapeutics, Inc để cung cấp loại bình xịt mũi có tên scopolamine INSCOP. Sử dụng scopolamine cho phép các phi hành gia nhanh chóng đưa ra cách giải quyết cũng như định hướng trong các trường hợp khẩn cấp.
4 - Sử dụng để thẩm vấn tội phạm: scopolamine từng được sử dụng để lấy thông tin, lời khai trong các cuộc thẩm vấn. Cụ thể, trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng sử dụng loại thuốc này vào quá trình thẩm vấn tù nhân vì nó có khả năng làm con người tiết lộ những điều mình muốn che giấu.