“Tôi thực sự mắc ung thư?”. Thử nghiệm PSA là phương pháp phổ biến nhằm phát hiện các vấn đề ở tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, việc xác định bạn có nồng độ PSA cao không đồng nghĩa 100% khả năng bạn mắc ung thư tiền liệt tuyến. Cách hiệu quả nhất để xác định liệu bạn có mắc ung thư không là tiến hành sinh thiết.
“Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào?”. Xác định được giai đoạn bệnh phát triển là yếu tố quan trọng để đưa ra giải pháp điều trị và tiên lượng hiệu quả chạy chữa. Bệnh được chia thành bốn giai đoạn thông qua việc đánh giá kích thước khối u, hạch bị tế bào ung thư xâm lấn. Để có được câu trả lời chính xác nhất, không thể dựa vào các biểu hiện như mệt ít hay nhiều mà cần tiến hành sàng lọc kỹ càng. “Bệnh của tôi có cần phải điều trị?”. Khác với các loại ung thư khác, ung thư tiền liệt tuyến không phải lúc nào cũng cần phải điều trị ngay lập tức. Thuật ngữ “giám sát” được sử dụng khá phổ biến trong chăm sóc sức khỏe người ung thư tiền liệt tuyến. Nguyên nhân bởi nhiều trường hợp bệnh tiến triển chậm, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hiện tại. Việc trì hoãn đôi khi có lợi hơn so với việc điều trị và chịu tác dụng phụ từ bệnh. “Tôi có thể điều trị bằng cách nào?”. Thông thường, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến sẽ được tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn, phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp bệnh có dấu hiệu di căn. Trong khi đó, nếu phát hiện bệnh di căn toàn thân, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện hóa trị. “Tôi có thể đối diện với những tác dụng phụ gì khi điều trị?”. Thực tế, dù ít hay nhiều, quá trình điều trị đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Nhìn chung, bệnh nhân có khả năng bị rò rỉ nước tiểu, rối loạn cương dương hoặc các vấn đề về đường ruột. Một vài trường hợp thực hiện xạ trị có khả năng đối diện với tình trạng nóng trong, loãng xương. May mắn thay, những tác dụng phụ này có thể cải thiện theo thời gian.
“Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát?”. Không có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa 100% nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, thường xuyên luyện tập thể thao cũng như giảm căng thẳng sẽ góp phần giảm nguy cơ bệnh tái phát đáng kể. “Có nên sử dụng dưỡng chất bổ sung không?”. Các chuyên gia khẳng định không có cách bổ sung dưỡng chất nào tốt hơn việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Thời điểm này, thay vì trông chờ vào các viên bổ sung vitamin, khoáng chất, bệnh nhân nên cố gắng ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa. Chỉ được dùng dưỡng chất bổ sung khi được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. “Điều trị ung thư có làm xáo trộn nếp sống hàng ngày?”. Tùy vào thể trạng, diễn biến tình hình bệnh mà việc điều trị ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Dù vậy, nhiều trường hợp vẫn có thể tiếp tục duy trì công việc trong suốt quá trình điều trị.
“Tôi thực sự mắc ung thư?”. Thử nghiệm PSA là phương pháp phổ biến nhằm phát hiện các vấn đề ở tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, việc xác định bạn có nồng độ PSA cao không đồng nghĩa 100% khả năng bạn mắc ung thư tiền liệt tuyến. Cách hiệu quả nhất để xác định liệu bạn có mắc ung thư không là tiến hành sinh thiết.
“Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào?”. Xác định được giai đoạn bệnh phát triển là yếu tố quan trọng để đưa ra giải pháp điều trị và tiên lượng hiệu quả chạy chữa. Bệnh được chia thành bốn giai đoạn thông qua việc đánh giá kích thước khối u, hạch bị tế bào ung thư xâm lấn. Để có được câu trả lời chính xác nhất, không thể dựa vào các biểu hiện như mệt ít hay nhiều mà cần tiến hành sàng lọc kỹ càng.
“Bệnh của tôi có cần phải điều trị?”. Khác với các loại ung thư khác, ung thư tiền liệt tuyến không phải lúc nào cũng cần phải điều trị ngay lập tức. Thuật ngữ “giám sát” được sử dụng khá phổ biến trong chăm sóc sức khỏe người ung thư tiền liệt tuyến. Nguyên nhân bởi nhiều trường hợp bệnh tiến triển chậm, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hiện tại. Việc trì hoãn đôi khi có lợi hơn so với việc điều trị và chịu tác dụng phụ từ bệnh.
“Tôi có thể điều trị bằng cách nào?”. Thông thường, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến sẽ được tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn, phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp bệnh có dấu hiệu di căn. Trong khi đó, nếu phát hiện bệnh di căn toàn thân, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện hóa trị.
“Tôi có thể đối diện với những tác dụng phụ gì khi điều trị?”. Thực tế, dù ít hay nhiều, quá trình điều trị đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Nhìn chung, bệnh nhân có khả năng bị rò rỉ nước tiểu, rối loạn cương dương hoặc các vấn đề về đường ruột. Một vài trường hợp thực hiện xạ trị có khả năng đối diện với tình trạng nóng trong, loãng xương. May mắn thay, những tác dụng phụ này có thể cải thiện theo thời gian.
“Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát?”. Không có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa 100% nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, thường xuyên luyện tập thể thao cũng như giảm căng thẳng sẽ góp phần giảm nguy cơ bệnh tái phát đáng kể.
“Có nên sử dụng dưỡng chất bổ sung không?”. Các chuyên gia khẳng định không có cách bổ sung dưỡng chất nào tốt hơn việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Thời điểm này, thay vì trông chờ vào các viên bổ sung vitamin, khoáng chất, bệnh nhân nên cố gắng ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa. Chỉ được dùng dưỡng chất bổ sung khi được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
“Điều trị ung thư có làm xáo trộn nếp sống hàng ngày?”. Tùy vào thể trạng, diễn biến tình hình bệnh mà việc điều trị ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Dù vậy, nhiều trường hợp vẫn có thể tiếp tục duy trì công việc trong suốt quá trình điều trị.