Thịt đỏ, thịt chế biến. Các nhà khoa học cho biết, có mối liên hệ giữa tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu)và nguy cơ ung thư ruột kết. Kết luận được công bố trên tạp chí của Hội Y khoa Mỹ chỉ ra, phụ nữ tiêu thụ khoảng 1 ounce thịt chế biến 2 – 3 lần trong tuần làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng lên tới 50%. Trong khi đó, ăn khoảng 57gr thịt đỏ mỗi ngày làm tăng tỷ lệ mắc ung thư trực tràng hơn 40%.Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đến từ Đại học California phát hiện phân tử đường Neu5Gc trong loại thịt là “hung thủ” chính gây bệnh. Khi đi vào cơ thể, phân tử Neu5Gc dễ bị kẹt trong các mô, khiến hệ miễn dịch nhận ra chúng như một mối đe dọa. Từ đó, sản xuất kháng thể để ngăn ngừa. Tình trạng này lặp đi lặp lại dẫn đến viêm mãn tính, tăng nguy cơ hình thành khối u.Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc “tẩy chay” thịt đỏ. Nó vẫn được coi là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Để có lợi cho sức khỏe, không nên ăn quá 70g, tương đương với 3 lát thịt lợn, một miếng thịt cừu hoặc 2 lát thịt bò mỗi ngày.Hạn chế lượng rượu đưa vào cơ thể. Các nhà khoa học khẳng định, việc uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đại tràng, thực quản, miệng và cổ họng.Tuy nhiên, bạn không cần phải tránh xa chúng bởi việc tiêu thụ một lượng nhỏ dễ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Theo chuyên gia, phụ nữ nên uống tối đa 1 ly trong khi nam giới có thể cho phép mình thưởng thức 2 ly trong ngày.Đồ ăn nhiều chất béo. Ăn nhiều chất béo tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia (Bethesda, Maryland) từng tiến hành theo dõi 189.000 phụ nữ sau mãn kinh trong vòng 4 năm. Tại đây, họ phát hiện người ăn lượng chất béo lớn có khả năng mắc ung thư vú cao hơn 15% so với bình thường.Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này. Bạn có thể lựa chọn loại chất béo bão hòa từ ô liu, bơ, cá và các loại hạt để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể.Đồng thời, cần cân nhắc không ăn lượng chất béo quá 30% so với mức calo tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn khoảng 60gr chất béo nếu bữa ăn chứa khoảng 1.800 calo/ngày. Đậu nành. Về cơ bản, đậu nành tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát hiện tế bào ung thư vú sinh sôi mạnh khi được tiếp xúc với hợp chất đậu nành phân lập. Rất có thể nguồn estrogen thực vật dồi dào trong đậu nành đã làm nên điều này.Dù vẫn còn nhiều tranh cãi song việc sử dụng đậu nành với lượng vừa đủ luôn được khuyến khích. Theo các chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 20gr tương đương 1 chén nhỏ đậu nguyên hạt hoặc 1 ly sữa mà thôi.
Thịt đỏ, thịt chế biến. Các nhà khoa học cho biết, có mối liên hệ giữa tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu)và nguy cơ ung thư ruột kết. Kết luận được công bố trên tạp chí của Hội Y khoa Mỹ chỉ ra, phụ nữ tiêu thụ khoảng 1 ounce thịt chế biến 2 – 3 lần trong tuần làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng lên tới 50%. Trong khi đó, ăn khoảng 57gr thịt đỏ mỗi ngày làm tăng tỷ lệ mắc ung thư trực tràng hơn 40%.
Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đến từ Đại học California phát hiện phân tử đường Neu5Gc trong loại thịt là “hung thủ” chính gây bệnh. Khi đi vào cơ thể, phân tử Neu5Gc dễ bị kẹt trong các mô, khiến hệ miễn dịch nhận ra chúng như một mối đe dọa. Từ đó, sản xuất kháng thể để ngăn ngừa. Tình trạng này lặp đi lặp lại dẫn đến viêm mãn tính, tăng nguy cơ hình thành khối u.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc “tẩy chay” thịt đỏ. Nó vẫn được coi là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Để có lợi cho sức khỏe, không nên ăn quá 70g, tương đương với 3 lát thịt lợn, một miếng thịt cừu hoặc 2 lát thịt bò mỗi ngày.
Hạn chế lượng rượu đưa vào cơ thể. Các nhà khoa học khẳng định, việc uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đại tràng, thực quản, miệng và cổ họng.
Tuy nhiên, bạn không cần phải tránh xa chúng bởi việc tiêu thụ một lượng nhỏ dễ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Theo chuyên gia, phụ nữ nên uống tối đa 1 ly trong khi nam giới có thể cho phép mình thưởng thức 2 ly trong ngày.
Đồ ăn nhiều chất béo. Ăn nhiều chất béo tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia (Bethesda, Maryland) từng tiến hành theo dõi 189.000 phụ nữ sau mãn kinh trong vòng 4 năm. Tại đây, họ phát hiện người ăn lượng chất béo lớn có khả năng mắc ung thư vú cao hơn 15% so với bình thường.
Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này. Bạn có thể lựa chọn loại chất béo bão hòa từ ô liu, bơ, cá và các loại hạt để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể.
Đồng thời, cần cân nhắc không ăn lượng chất béo quá 30% so với mức calo tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn khoảng 60gr chất béo nếu bữa ăn chứa khoảng 1.800 calo/ngày.
Đậu nành. Về cơ bản, đậu nành tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát hiện tế bào ung thư vú sinh sôi mạnh khi được tiếp xúc với hợp chất đậu nành phân lập. Rất có thể nguồn estrogen thực vật dồi dào trong đậu nành đã làm nên điều này.
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi song việc sử dụng đậu nành với lượng vừa đủ luôn được khuyến khích. Theo các chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 20gr tương đương 1 chén nhỏ đậu nguyên hạt hoặc 1 ly sữa mà thôi.