Đánh giá khả năng mắc bệnh. Thông thường, những ca được chẩn đoán mắc ung thư cổ họng thường rơi vào đối tượng trên 50 tuổi. Các chuyên gia cũng nhận định, nam giới dễ mắc ung thư cổ họng cao hơn 10 lần so với nữ giới.
Chú ý đến thói quen sinh hoạt. Những người có thói quen hút thuốc, sản phẩm làm từ thuốc lá và nghiện rượu sẽ đối diện với nguy cơ ung thư cổ họng cao hơn nhiều so với việc duy trì sinh hoạt lành mạnh.Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư. Dù không mang tính đặc trưng nhưng những triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu rất có thể là thay đổi báo hiệu bạn đã mắc bệnh. Chú ý đến tình trạng sức khỏe. Nếu bị đau cổ họng hơn hai tuần; đau cổ kéo dài; khó nuốt hoặc giọng nói khản đặc thì bạn cần khẩn trương đi khám sức khỏe để bác sĩ tìm ra căn nguyên vấn đề. Trong trường hợp bị ung thư cổ họng, việc phát hiện sớm sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị.
Thăm khám sức khỏe. Bạn cần tự nhắc mình đi khám đúng lịch. Ở đây, các bác sĩ sẽ tiến hành soi thanh quản cũng như thực hiện một vài thao tác đơn giản ở cổ họng để phát hiện dấu hiệu bất thường. Nếu cảm thấy vướng víu; nghi có sự xuất hiện của khối u vùng họng, các bác sĩ tiến hành CT scan hoặc MRI để xác định liệu tế bào ung thư có phát triển ở vị trí này hay không. Trong trường hợp đờm có dính máu, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện sinh thiết mô họng để tìm tế bào ung thư.