Khối u lớn choán hết toàn bộ phần trán và chiếm tới 85% hộp sọ của Pip. Khối u có khả năng lây lan cực mạnh sang các tế bào xung quanh.
Căn bệnh hiếm gặp tới mức nhiều bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán sai lệch. Năm 1996, khối u chỉ là một vết sưng nhỏ ở chân tóc. Nó được cho là khối u xơ lành tính và sẽ tự biến mất sau sáu tháng.Tuy nhiên, mức độ di căn của khối u ngày càng nhanh khiến Pip đứng ngồi không yên. Cuối cùng, bác sĩ cho biết cô đã mắc căn bệnh ung thư dạng hiếm Dermatofibrosarcoma protuberans (DFSP). Cách duy nhất để điều trị là phẫu thuật cắt bỏ. Đồng thời, nó sẽ để lại vết sẹo rất lớn bởi người bệnh không chỉ loại bỏ các tế bào ung thư mà bao gồm cả tế bào xung quanh do lo ngại chúng dễ bị tấn công.Các bác sĩ đã tận tình điều trị cho Pip. Lớp da mới được thay thế bởi collagen động vật. Hiện tại khu vực trán của Pip không có dây thần kinh hay các mô mềm.Khi vết thương chưa lành, gương mặt của Pip thậm chí còn bị lộ một phần xương trán. Để cải thiện hình ảnh, Pip buộc phải để tóc mái rất dày. Cô cũng được khuyến cáo về nguy cơ tái phát bệnh.Dù sở hữu một dung nhan không như ý nhưng Pip vẫn quyết định công khai hình ảnh của mình. Mục đích của Pip nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh ung thư, đặc biệt là các dạng ung thư hiếm gặp.Bên cạnh đó, năm 2008 Pip lập riêng một tài khoản trên facebook với tên gọi DFSP – Dermatofibrosarcomaprotuberans để hỗ trợ các thành viên mắc DFSP trên khắp thế giới. Lý giải cho việc làm này, Pip cho biết tại thời điểm mắc bệnh, cô không thể tìm hiểu thông tin về căn bệnh trên facebook hay điện thoại. Nó cũng vô cùng ít ỏi trong các sách báo y khoa.
DFPS là căn bệnh hiếm gặp, tính đến nay nó chỉ tấn công khoảng 1.000 trường hợp ở Mỹ. Căn bệnh không gây tử vong nhưng rất khó điều trị bởi quá trình phát triển phức tạp.
Khối u lớn choán hết toàn bộ phần trán và chiếm tới 85% hộp sọ của Pip. Khối u có khả năng lây lan cực mạnh sang các tế bào xung quanh.
Căn bệnh hiếm gặp tới mức nhiều bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán sai lệch. Năm 1996, khối u chỉ là một vết sưng nhỏ ở chân tóc. Nó được cho là khối u xơ lành tính và sẽ tự biến mất sau sáu tháng.
Tuy nhiên, mức độ di căn của khối u ngày càng nhanh khiến Pip đứng ngồi không yên. Cuối cùng, bác sĩ cho biết cô đã mắc căn bệnh ung thư dạng hiếm Dermatofibrosarcoma protuberans (DFSP). Cách duy nhất để điều trị là phẫu thuật cắt bỏ. Đồng thời, nó sẽ để lại vết sẹo rất lớn bởi người bệnh không chỉ loại bỏ các tế bào ung thư mà bao gồm cả tế bào xung quanh do lo ngại chúng dễ bị tấn công.
Các bác sĩ đã tận tình điều trị cho Pip. Lớp da mới được thay thế bởi collagen động vật. Hiện tại khu vực trán của Pip không có dây thần kinh hay các mô mềm.
Khi vết thương chưa lành, gương mặt của Pip thậm chí còn bị lộ một phần xương trán. Để cải thiện hình ảnh, Pip buộc phải để tóc mái rất dày. Cô cũng được khuyến cáo về nguy cơ tái phát bệnh.
Dù sở hữu một dung nhan không như ý nhưng Pip vẫn quyết định công khai hình ảnh của mình. Mục đích của Pip nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh ung thư, đặc biệt là các dạng ung thư hiếm gặp.
Bên cạnh đó, năm 2008 Pip lập riêng một tài khoản trên facebook với tên gọi DFSP – Dermatofibrosarcomaprotuberans để hỗ trợ các thành viên mắc DFSP trên khắp thế giới. Lý giải cho việc làm này, Pip cho biết tại thời điểm mắc bệnh, cô không thể tìm hiểu thông tin về căn bệnh trên facebook hay điện thoại. Nó cũng vô cùng ít ỏi trong các sách báo y khoa.
DFPS là căn bệnh hiếm gặp, tính đến nay nó chỉ tấn công khoảng 1.000 trường hợp ở Mỹ. Căn bệnh không gây tử vong nhưng rất khó điều trị bởi quá trình phát triển phức tạp.