Thực tế cho thấy căn bệnh có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Chính vì vậy, để ngừa bệnh hiệu quả bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hạn chế ăn hoặc ăn ít các đồ ăn muối. Trong các loại rau muối có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể tạo thành hợp chất nitrosamines – một yếu tố gây ung thư rất mạnh. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tránh các thực phẩm hun khói. Nitrit và nitrat là hai chất khá phổ biến được dùng để bảo quản thịt khỏi bị phân hủy. Bản thân các chất này không gây ung thư nhưng trong điều kiện nhất định (chế biến ở nhiệt độ cao), nitrit và nitrat có thể kết hợp với axit amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, các bà nội trợ cũng hạn chế chế biến thức ăn ở dạng rán hoặc nướng. Quá trình này góp phần hình thành nên heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), là những chất có khả năng gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật.
Tăng cường bổ sung axit folic. Axit folic có vai trò trong việc tạo tế bào mới và duy trì chúng. Nó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cũng rất cần cho quá trình nhân đôi DNA và giúp tránh đột biến. Axit folic có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, trái cây, súp lơ xanh…
Bỏ rượu, thuốc lá. Không chỉ là yếu tố gây ung thư dạ dày, chất độc có trong thuốc lá và rượu còn hủy hoại sức khỏe, gây nhiều dạng ung thư khác. Cụ thể, người sử dụng có khả năng đối mặt với các bệnh như ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư da…
Tăng cường uống trà. Rất nhiều nghiên cứu khác nhau về trà xanh và ung thư chứng minh rằng chất EGCG có trong trà xanh giúp điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư hiệu quả. Đây cũng là cách đơn giản để giữ một cơ thể khỏe mạnh.
Không lơ là tình hình sức khỏe. Bạn cần cảnh giác cao độ các triệu chứng như đau bụng kéo dài, thường xuyên nôn ói, giảm cân bất thường bởi những yếu tố này rất có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Phát hiện bệnh sớm góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Sử dụng aspirin. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sử dụng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng trị đau đầu và giảm khoảng 25% nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng.
Thực tế cho thấy căn bệnh có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Chính vì vậy, để ngừa bệnh hiệu quả bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hạn chế ăn hoặc ăn ít các đồ ăn muối. Trong các loại rau muối có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể tạo thành hợp chất nitrosamines – một yếu tố gây ung thư rất mạnh. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, và bảo quản chúng trong tủ lạnh.
Tránh các thực phẩm hun khói. Nitrit và nitrat là hai chất khá phổ biến được dùng để bảo quản thịt khỏi bị phân hủy. Bản thân các chất này không gây ung thư nhưng trong điều kiện nhất định (chế biến ở nhiệt độ cao), nitrit và nitrat có thể kết hợp với axit amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, các bà nội trợ cũng hạn chế chế biến thức ăn ở dạng rán hoặc nướng. Quá trình này góp phần hình thành nên heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), là những chất có khả năng gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật.
Tăng cường bổ sung axit folic. Axit folic có vai trò trong việc tạo tế bào mới và duy trì chúng. Nó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cũng rất cần cho quá trình nhân đôi DNA và giúp tránh đột biến. Axit folic có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, trái cây, súp lơ xanh…
Bỏ rượu, thuốc lá. Không chỉ là yếu tố gây ung thư dạ dày, chất độc có trong thuốc lá và rượu còn hủy hoại sức khỏe, gây nhiều dạng ung thư khác. Cụ thể, người sử dụng có khả năng đối mặt với các bệnh như ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư da…
Tăng cường uống trà. Rất nhiều nghiên cứu khác nhau về trà xanh và ung thư chứng minh rằng chất EGCG có trong trà xanh giúp điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư hiệu quả. Đây cũng là cách đơn giản để giữ một cơ thể khỏe mạnh.
Không lơ là tình hình sức khỏe. Bạn cần cảnh giác cao độ các triệu chứng như đau bụng kéo dài, thường xuyên nôn ói, giảm cân bất thường bởi những yếu tố này rất có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Phát hiện bệnh sớm góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Sử dụng aspirin. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sử dụng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng trị đau đầu và giảm khoảng 25% nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng.