Thực tế, ăn uống lành mạnh là cách dễ dàng nhất giúp giảm mối nguy sức khỏe. Ước tính, ở Anh mỗi năm xuất hiện thêm 35.000 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư tiền liệt. Nó cũng là nguyên nhân gây ra 10.000 trường hợp tử vong hàng năm.
Đặc biệt, tỷ lệ nam giới ở các nước phát triển mắc căn bệnh này cao hơn so với nước đang phát triển. Chuyên gia sức khỏe tin rằng chính thói quen ăn uống tạo nên sự chênh lệch trên.Để củng cố nhận định của mình, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol, Cambridge, Oxford so sánh chế độ ăn và sinh hoạt của 1.806 nam giới trong độ tuổi từ 50 – 69 mắc ung thư tiền liệt tuyến và 12.005 đối tượng khỏe mạnh. Nhìn chung, chế độ ăn uống giàu selen, canxi và thực phẩm chứa lycopene có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh. Trong số các thực phẩm, cà chua được xem là có tác dụng mạnh mẽ nhất. Thưởng thức cà chua trong 10 bữa ăn mỗi tuần có khả năng giảm 18% nguy cơ mắc bệnh. Làm được điều này là nhờ lượng lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ức chế các độc tố gây tổn thương tế bào và DNA trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi ăn loại quả này, lưu ý không nên ăn lúc đói. Nguyên nhân là cà chua chứa lượng lớn pectin và nhựa phenolic. Ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, hình thành cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, dẫn đến khó chịu. Thậm chí, nó có thể gây đau bụng, nôn mửa, sốc.
Không ăn cà chua chưa chín. Cà chua xanh chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid. Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các chất độc hại alkaloid chỉ biến mất khi cà chua chín đỏ. Không ăn cà chua nấu kỹ. Việc nấu cà chua trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Không chỉ cung cấp lượng dinh dưỡng hạn chế, cà chua nấu quá kỹ còn có thể gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm đáng tiếc.Ngoài việc tăng cường cà chua trong bữa ăn, nam giới cũng cần ăn nhiều trái cây, rau xanh và thường xuyên luyện tập để giúp cơ thể tăng khả năng ngừa ung thư.
Thực tế, ăn uống lành mạnh là cách dễ dàng nhất giúp giảm mối nguy sức khỏe. Ước tính, ở Anh mỗi năm xuất hiện thêm 35.000 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư tiền liệt. Nó cũng là nguyên nhân gây ra 10.000 trường hợp tử vong hàng năm.
Đặc biệt, tỷ lệ nam giới ở các nước phát triển mắc căn bệnh này cao hơn so với nước đang phát triển. Chuyên gia sức khỏe tin rằng chính thói quen ăn uống tạo nên sự chênh lệch trên.
Để củng cố nhận định của mình, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol, Cambridge, Oxford so sánh chế độ ăn và sinh hoạt của 1.806 nam giới trong độ tuổi từ 50 – 69 mắc ung thư tiền liệt tuyến và 12.005 đối tượng khỏe mạnh. Nhìn chung, chế độ ăn uống giàu selen, canxi và thực phẩm chứa lycopene có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong số các thực phẩm, cà chua được xem là có tác dụng mạnh mẽ nhất. Thưởng thức cà chua trong 10 bữa ăn mỗi tuần có khả năng giảm 18% nguy cơ mắc bệnh. Làm được điều này là nhờ lượng lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ức chế các độc tố gây tổn thương tế bào và DNA trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi ăn loại quả này, lưu ý không nên ăn lúc đói. Nguyên nhân là cà chua chứa lượng lớn pectin và nhựa phenolic. Ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, hình thành cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, dẫn đến khó chịu. Thậm chí, nó có thể gây đau bụng, nôn mửa, sốc.
Không ăn cà chua chưa chín. Cà chua xanh chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid. Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các chất độc hại alkaloid chỉ biến mất khi cà chua chín đỏ.
Không ăn cà chua nấu kỹ. Việc nấu cà chua trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Không chỉ cung cấp lượng dinh dưỡng hạn chế, cà chua nấu quá kỹ còn có thể gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm đáng tiếc.
Ngoài việc tăng cường cà chua trong bữa ăn, nam giới cũng cần ăn nhiều trái cây, rau xanh và thường xuyên luyện tập để giúp cơ thể tăng khả năng ngừa ung thư.