“Bạn rất khỏe mạnh và chắc chắn bình phục”. Dù xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc và muốn truyền sự lạc quan cho người bệnh thì bạn cũng không nên lựa chọn những lời này. Jacki Donaldson (Mỹ) vốn là một bệnh nhân từng trải qua căn bệnh và cũng là một nhà sáng tác có tài cho biết, khi nhận được lời chia sẻ trên, người nghe sẽ cảm thấy bạn chẳng hiểu gì về bệnh tật của họ; sự quan tâm của bạn thật là hời hợt.
“Tâm trạng của bạn giờ thế nào?”. Thực tế, người bệnh thường xuyên nghe câu hỏi này từ các vị khách đến thăm. Lúc đầu, họ sẽ cảm thấy được quan tâm song những câu hỏi dồn dập lại khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có người thấy nó như một sự nhắc nhở về với hiện thực là họ đang trong tình trạng bệnh tật đầy mình. “Yên tâm, tôi có thể làm mọi thứ để giúp bạn”. Lời vỗ về này chỉ phù hợp cho người yêu của bệnh nhân mà thôi. Thay vì hứa hẹn như vậy, bạn hãy hỏi họ có cần giúp đỡ về việc chăm sóc lũ trẻ, nấu nướng hoặc một bữa ăn ở ngoài hay không sẽ thiết thực hơn nhiều.
“Ung thư không quá nghiêm trọng đâu, cố lên nhé”. Có nhiều loại ung thư, tùy từng loại và giai đoạn phát triển của bệnh mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Một khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì khả năng sống sót khá mong manh. Vì vậy, hãy tìm hiểu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rồi đưa ra lời động viên phù hợp.“Tôi cũng từng có người thân mắc ung thư”. Những kỷ niệm về người quá cố có thể dội về mãnh liệt khi bạn chứng kiến bệnh nhân đang nỗ lực điều trị. Dù vậy, bạn không nên nhắc đến họ với kết thúc ảm đạm cho bệnh nhân nghe. Tuy nhiên, nếu họ vượt qua căn bệnh thì hãy lấy đó là tấm gương giúp bệnh nhân có thêm niềm tin chiến đấu.
“Mắc ung thư, bạn nên… sẽ tốt cho sức khỏe”. Quá nhiều thông tin đôi khi lại khiến người bệnh cảm thấy mất phương hướng. Mặt khác, bệnh nhân ung thư khi điều trị luôn có sự theo dõi của bác sĩ và họ có thể dễ dàng nhờ sự hỗ trợ cho bệnh nhân khi họ gặp vướng mắc. Thay vì đưa ra lời khuyên mang tính chuyên môn về sức khỏe, bạn hãy giúp họ tìm cách thư giãn, cảm thấy vui vẻ trong khoảng thời gian rảnh.
“Mái tóc của bạn có vẻ ổn đấy”. Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy tự ti khi sở hữu bộ tóc kiểu “chôm chôm” nên lựa chọn tóc giả để thêm tự tin trong giao tiếp. Nếu không biết, lời khen không giúp họ cảm thấy thoải mái hơn mà còn khiến họ hiểu lầm ý tốt của bạn.“Ông trời thật là bất công!”. Việc mắc bệnh đơn giản vì họ sở hữu loại gen gây bệnh hoặc do thói quen sinh hoạt không hợp lý. Đừng đổ lỗi cho ông trời! Lời nói của bạn có thể khiến họ cảm thấy mình đang bị mỉa mai, bị trời phạt.“Vì sao bạn lại mắc ung thư? Cả gia đình chẳng có ai mắc nó cả”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư. Trong số đó, việc duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến căn bạn dễ dàng đối diện với nó. Đừng cố tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt là những người mắc ung thư phổi do hút thuốc lá. Họ sẽ cảm thấy hối hận khi bạn cứ khơi mãi chuyện này.
“Bạn rất khỏe mạnh và chắc chắn bình phục”. Dù xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc và muốn truyền sự lạc quan cho người bệnh thì bạn cũng không nên lựa chọn những lời này. Jacki Donaldson (Mỹ) vốn là một bệnh nhân từng trải qua căn bệnh và cũng là một nhà sáng tác có tài cho biết, khi nhận được lời chia sẻ trên, người nghe sẽ cảm thấy bạn chẳng hiểu gì về bệnh tật của họ; sự quan tâm của bạn thật là hời hợt.
“Tâm trạng của bạn giờ thế nào?”. Thực tế, người bệnh thường xuyên nghe câu hỏi này từ các vị khách đến thăm. Lúc đầu, họ sẽ cảm thấy được quan tâm song những câu hỏi dồn dập lại khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có người thấy nó như một sự nhắc nhở về với hiện thực là họ đang trong tình trạng bệnh tật đầy mình.
“Yên tâm, tôi có thể làm mọi thứ để giúp bạn”. Lời vỗ về này chỉ phù hợp cho người yêu của bệnh nhân mà thôi. Thay vì hứa hẹn như vậy, bạn hãy hỏi họ có cần giúp đỡ về việc chăm sóc lũ trẻ, nấu nướng hoặc một bữa ăn ở ngoài hay không sẽ thiết thực hơn nhiều.
“Ung thư không quá nghiêm trọng đâu, cố lên nhé”. Có nhiều loại ung thư, tùy từng loại và giai đoạn phát triển của bệnh mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Một khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì khả năng sống sót khá mong manh. Vì vậy, hãy tìm hiểu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rồi đưa ra lời động viên phù hợp.
“Tôi cũng từng có người thân mắc ung thư”. Những kỷ niệm về người quá cố có thể dội về mãnh liệt khi bạn chứng kiến bệnh nhân đang nỗ lực điều trị. Dù vậy, bạn không nên nhắc đến họ với kết thúc ảm đạm cho bệnh nhân nghe. Tuy nhiên, nếu họ vượt qua căn bệnh thì hãy lấy đó là tấm gương giúp bệnh nhân có thêm niềm tin chiến đấu.
“Mắc ung thư, bạn nên… sẽ tốt cho sức khỏe”. Quá nhiều thông tin đôi khi lại khiến người bệnh cảm thấy mất phương hướng. Mặt khác, bệnh nhân ung thư khi điều trị luôn có sự theo dõi của bác sĩ và họ có thể dễ dàng nhờ sự hỗ trợ cho bệnh nhân khi họ gặp vướng mắc. Thay vì đưa ra lời khuyên mang tính chuyên môn về sức khỏe, bạn hãy giúp họ tìm cách thư giãn, cảm thấy vui vẻ trong khoảng thời gian rảnh.
“Mái tóc của bạn có vẻ ổn đấy”. Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy tự ti khi sở hữu bộ tóc kiểu “chôm chôm” nên lựa chọn tóc giả để thêm tự tin trong giao tiếp. Nếu không biết, lời khen không giúp họ cảm thấy thoải mái hơn mà còn khiến họ hiểu lầm ý tốt của bạn.
“Ông trời thật là bất công!”. Việc mắc bệnh đơn giản vì họ sở hữu loại gen gây bệnh hoặc do thói quen sinh hoạt không hợp lý. Đừng đổ lỗi cho ông trời! Lời nói của bạn có thể khiến họ cảm thấy mình đang bị mỉa mai, bị trời phạt.
“Vì sao bạn lại mắc ung thư? Cả gia đình chẳng có ai mắc nó cả”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư. Trong số đó, việc duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến căn bạn dễ dàng đối diện với nó. Đừng cố tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt là những người mắc ung thư phổi do hút thuốc lá. Họ sẽ cảm thấy hối hận khi bạn cứ khơi mãi chuyện này.