Chảo chống dính rẻ tiền. Các nhà khoa học e ngại nấu nướng với các loại nồi, chảo được phủ lớp chống dính axit perfluorooctanoic (PFOA) ở nhiệt độ cao có khả năng gây ung thư. Mối nguy sức khỏe này rõ rệt nhất khi nồi có dấu hiệu bong tróc sau một thời gian sử dụng.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại chảo chống dính được phủ bởi bề mặt gốm, titan sẽ an toàn hơn. Hộp nhựa. Nhiều hộp, chai nhựa được dùng để lưu trữ thức ăn chứa BPA - hợp chất tăng nguy cơ phát triển ung thư cũng như những vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, bạn không nên để đồ nhựa vào lò vi sóng vì chất độc có thể thẩm thấu vào thức ăn. Hóa chất làm vườn. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy, nhiều trường hợp ung thư não ở trẻ em được phát hiện có liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm. Không chỉ vậy, người ta cũng tìm ra mối liên hệ giữa tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ mắc Parkinson cao gấp đôi so với bình thường.
Nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực, nên thực hiện làm cỏ bằng tay, sử dụng liệu pháp tự nhiên để xua đuổi côn trùng, sâu bọ thay vì sử dụng hóa chất độc hại. Nến. Nến được sử dụng khi mất điện hoặc tạo ra những bữa ăn lãng mạn dưới ánh nến. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích bởi một số loại nến có khả năng tạo ra các thành phần phụ không lành mạnh khi được đốt cháy, rất có hại cho phổi. Chất xịt phòng. Nhiều gia đình sử dụng hóa chất nhằm tạo mùi hương dễ chịu cho căn phòng. Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn các loại tinh dầu bởi nước xịt phòng thường chứa napthelene và formaldehyde có khả năng gây ung thư. Chất tẩy rửa, bột giặt. Dù chưa được chứng minh thành phần 1,4 - dioxane trong bột giặt có khả năng gây ung thư ở người song các nhà khoa học từng phát hiện hóa chất này là yếu tố gây ung thư gan và sự xuất hiện khối u mũi ở chuột. Tệ hại hơn, bạn khó có thể nhận dạng 1,4 - dioxane trên thành phần sản phẩm vì nó không phải là một thành phần cụ thể mà là một tạp chất. Sơn, véc ni. VOC là hợp chất phổ biến trong các loại sơn, có thể thải khí độc vào không khí. Nhiều người nghi ngờ các chất này có thể gây ung thư. Nếu muốn tân trang cho các đồ dùng trong nhà hãy chọn loại sơn không chứa VOC. Hóa chất trong công nghệ giặt khô. Chất PERC dùng trong công nghệ giặt khô có thể gây ung thư. Điều nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người thao tác, hóa chất này còn ảnh hưởng đến những cư dân sống ở vùng lân cận.
Chảo chống dính rẻ tiền. Các nhà khoa học e ngại nấu nướng với các loại nồi, chảo được phủ lớp chống dính axit perfluorooctanoic (PFOA) ở nhiệt độ cao có khả năng gây ung thư. Mối nguy sức khỏe này rõ rệt nhất khi nồi có dấu hiệu bong tróc sau một thời gian sử dụng.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại chảo chống dính được phủ bởi bề mặt gốm, titan sẽ an toàn hơn.
Hộp nhựa. Nhiều hộp, chai nhựa được dùng để lưu trữ thức ăn chứa BPA - hợp chất tăng nguy cơ phát triển ung thư cũng như những vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, bạn không nên để đồ nhựa vào lò vi sóng vì chất độc có thể thẩm thấu vào thức ăn.
Hóa chất làm vườn. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy, nhiều trường hợp ung thư não ở trẻ em được phát hiện có liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm. Không chỉ vậy, người ta cũng tìm ra mối liên hệ giữa tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ mắc Parkinson cao gấp đôi so với bình thường.
Nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực, nên thực hiện làm cỏ bằng tay, sử dụng liệu pháp tự nhiên để xua đuổi côn trùng, sâu bọ thay vì sử dụng hóa chất độc hại.
Nến. Nến được sử dụng khi mất điện hoặc tạo ra những bữa ăn lãng mạn dưới ánh nến. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích bởi một số loại nến có khả năng tạo ra các thành phần phụ không lành mạnh khi được đốt cháy, rất có hại cho phổi.
Chất xịt phòng. Nhiều gia đình sử dụng hóa chất nhằm tạo mùi hương dễ chịu cho căn phòng. Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn các loại tinh dầu bởi nước xịt phòng thường chứa napthelene và formaldehyde có khả năng gây ung thư.
Chất tẩy rửa, bột giặt. Dù chưa được chứng minh thành phần 1,4 - dioxane trong bột giặt có khả năng gây ung thư ở người song các nhà khoa học từng phát hiện hóa chất này là yếu tố gây ung thư gan và sự xuất hiện khối u mũi ở chuột. Tệ hại hơn, bạn khó có thể nhận dạng 1,4 - dioxane trên thành phần sản phẩm vì nó không phải là một thành phần cụ thể mà là một tạp chất.
Sơn, véc ni. VOC là hợp chất phổ biến trong các loại sơn, có thể thải khí độc vào không khí. Nhiều người nghi ngờ các chất này có thể gây ung thư. Nếu muốn tân trang cho các đồ dùng trong nhà hãy chọn loại sơn không chứa VOC.
Hóa chất trong công nghệ giặt khô. Chất PERC dùng trong công nghệ giặt khô có thể gây ung thư. Điều nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người thao tác, hóa chất này còn ảnh hưởng đến những cư dân sống ở vùng lân cận.