“Tôi cũng từng có người thân mắc ung thư”. Những kỷ niệm về người quá cố có thể dội về mãnh liệt khi bạn chứng kiến bệnh nhân đang nỗ lực điều trị. Dù vậy, bạn không nên nhắc đến họ với kết thúc ảm đạm cho bệnh nhân nghe. Tuy nhiên, nếu họ vượt qua căn bệnh thì hãy lấy đó là tấm gương giúp bệnh nhân có thêm niềm tin chiến đấu.
"Bạn có bị rụng nhiều tóc không?/Bạn sẽ đối diện với tình trạng rụng tóc nhiều đấy". Tốt nhất không nên đề cập đến vấn đề này với người đang điều trị ung thư. Nguyên nhân bởi không ít trường cảm thấy mất tự tin khi xa rời mái tóc của mình. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sử dụng tóc giả để tạm che khuyết điểm. Ai cũng biết tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư ảnh hưởng tiêu cực đến mái tóc. Tuy nhiên, việc thốt ra những lời này khiến họ có cảm giác bị “bóc mẽ” với vẻ ngoài vay mượn. “Bạn có phải phẫu thuật cắt bỏ ngực không?”. Phẫu thuật cắt bỏ ngực không phải là phương pháp điều trị ung thư vú duy nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết trước khi chỉ định cách thức điều trị phù hợp. Việc gợi ý về một cách chạy chữa đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy hoang mang về tình trạng hiện tại của mình. Ngoài ra, nó có thể khiến chị em thêm lo lắng về vấn đề sức khỏe, hình dáng của mình. “Sao bạn lại mắc căn bệnh này?”. Có những yếu tố gây ung thư vú bạn không thể kiểm soát được như có người thân từng mắc bệnh, tuổi tác.
Căn bệnh bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, lạm dụng liệu pháp thay thế hormon… Dù do đâu thì việc bạn cố gắng tìm hiểu từ người bệnh cũng không có tác dụng cải thiện tâm lý, sức khỏe họ. Trái lại, đôi khi sự tò mò còn khiến người bệnh cảm thấy hối hận bởi thói quen xấu trong quá khứ.
“Bạn có thực sự muốn điều trị?”. Ung thư không đồng nghĩa với việc sự sống chấm dứt. Thành tựu y học đạt được cho phép duy trì khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú tới 89,2%. Câu hỏi vô tâm của bạn khiến người bệnh dễ hiểu nhầm khả năng bình phục của mình là vô cùng mong manh.
"Trông cậu khỏe đấy chứ!". Muốn động viên họ, bạn tuyệt đối không nên sử dụng những lời này. Nhiều bệnh nhân tỏ ra mạnh mẽ song nội tâm vô cùng yếu đuối, nhạy cảm. Rất có thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy tổn thương khi bạn không hiểu họ đang căng mình chống chọi với bệnh tật thế nào. Thậm chí, họ có thể suy diễn bạn đang cho rằng họ giả bộ tỏ ra đau yếu trước mặt mọi người.
“Tôi cũng từng có người thân mắc ung thư”. Những kỷ niệm về người quá cố có thể dội về mãnh liệt khi bạn chứng kiến bệnh nhân đang nỗ lực điều trị. Dù vậy, bạn không nên nhắc đến họ với kết thúc ảm đạm cho bệnh nhân nghe. Tuy nhiên, nếu họ vượt qua căn bệnh thì hãy lấy đó là tấm gương giúp bệnh nhân có thêm niềm tin chiến đấu.
"Bạn có bị rụng nhiều tóc không?/Bạn sẽ đối diện với tình trạng rụng tóc nhiều đấy". Tốt nhất không nên đề cập đến vấn đề này với người đang điều trị ung thư. Nguyên nhân bởi không ít trường cảm thấy mất tự tin khi xa rời mái tóc của mình.
Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sử dụng tóc giả để tạm che khuyết điểm. Ai cũng biết tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư ảnh hưởng tiêu cực đến mái tóc. Tuy nhiên, việc thốt ra những lời này khiến họ có cảm giác bị “bóc mẽ” với vẻ ngoài vay mượn.
“Bạn có phải phẫu thuật cắt bỏ ngực không?”. Phẫu thuật cắt bỏ ngực không phải là phương pháp điều trị ung thư vú duy nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết trước khi chỉ định cách thức điều trị phù hợp.
Việc gợi ý về một cách chạy chữa đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy hoang mang về tình trạng hiện tại của mình. Ngoài ra, nó có thể khiến chị em thêm lo lắng về vấn đề sức khỏe, hình dáng của mình.
“Sao bạn lại mắc căn bệnh này?”. Có những yếu tố gây ung thư vú bạn không thể kiểm soát được như có người thân từng mắc bệnh, tuổi tác.
Căn bệnh bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, lạm dụng liệu pháp thay thế hormon… Dù do đâu thì việc bạn cố gắng tìm hiểu từ người bệnh cũng không có tác dụng cải thiện tâm lý, sức khỏe họ. Trái lại, đôi khi sự tò mò còn khiến người bệnh cảm thấy hối hận bởi thói quen xấu trong quá khứ.
“Bạn có thực sự muốn điều trị?”. Ung thư không đồng nghĩa với việc sự sống chấm dứt. Thành tựu y học đạt được cho phép duy trì khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú tới 89,2%. Câu hỏi vô tâm của bạn khiến người bệnh dễ hiểu nhầm khả năng bình phục của mình là vô cùng mong manh.
"Trông cậu khỏe đấy chứ!". Muốn động viên họ, bạn tuyệt đối không nên sử dụng những lời này. Nhiều bệnh nhân tỏ ra mạnh mẽ song nội tâm vô cùng yếu đuối, nhạy cảm. Rất có thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy tổn thương khi bạn không hiểu họ đang căng mình chống chọi với bệnh tật thế nào. Thậm chí, họ có thể suy diễn bạn đang cho rằng họ giả bộ tỏ ra đau yếu trước mặt mọi người.