Ung thư là tình trạng tế bào khỏe mạnh trở nên bất thường và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Bệnh xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và tác nhân bên ngoài như thuốc lá, tia UV trong ánh nắng mặt trời và độc tố gây ung thư.
Tuổi cao. Tuổi tác là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết với ung thư. So với giới trẻ, người cao tuổi chiếm tới 75% trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán. Đa số họ từ 60 tuổi trở lên. Lý giải về điều này, một giả thuyết cho rằng khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, khả năng miễn dịch của cơ thể thấp dần ở mức độ tế bào, dễ bị tấn công bởi căn bệnh nguy hiểm.
Yếu tố di truyền. Sở hữu cấu trúc gen từ thân nhân từng mắc bệnh khiến bạn dễ đối diện với ung thư hơn 2 – 3 lần so với người bình thường. Do vậy, những người có bà, mẹ, cô, dì hoặc chị em từng mắc căn bệnh này thì nên có kế hoạch thăm khám sức khỏe để phát hiện dấu hiệu sớm của căn bệnh. Hút thuốc lá. Với hơn 4.000 chất độc hại, hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm. Đáng báo động, thói quen này không chỉ là nguyên nhân gây ra 85 – 90% trường hợp ung thư phổi mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều loại ung thư khác như miệng, họng, thực quản, thanh quản… Thậm chí, cả những người không có thói quen cũng có khả năng mắc bệnh nếu không biết cách tự bảo vệ mình khỏi môi trường khói thuốc. Các chất gây ung thư. Bên cạnh thuốc lá, còn nhiều chất độc hiện hữu trong môi trường sống có khả năng thay đổi cấu trúc gen, tiềm ẩn nguy cơ ung thư như dioxin, benzen, formaldehyde, amiăng, nhựa vinyl clorua… Để bảo vệ mình, tốt nhất bạn nên tránh xa chúng bằng cách lựa chọn sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt không chứa những chất này.Ánh nắng. Tia cực tím trong ánh mặt trời là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ung thư da phổ biến. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách sử dụng kem, áo chống nắng và tránh đi ra ngoài ngày nắng nóng từ 9 - 16 giờ. Lười vận động, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Ngoài những yếu tố trên, người thường xuyên ngồi lỳ một chỗ, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh. Rất có thể, việc lười vận động và thiếu dinh dưỡng khiến khả năng miễn dịch ngày càng rệu rã, khó lòng chống chọi với sự tấn công của căn bệnh.
Ung thư là tình trạng tế bào khỏe mạnh trở nên bất thường và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Bệnh xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và tác nhân bên ngoài như thuốc lá, tia UV trong ánh nắng mặt trời và độc tố gây ung thư.
Tuổi cao. Tuổi tác là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết với ung thư. So với giới trẻ, người cao tuổi chiếm tới 75% trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán. Đa số họ từ 60 tuổi trở lên. Lý giải về điều này, một giả thuyết cho rằng khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, khả năng miễn dịch của cơ thể thấp dần ở mức độ tế bào, dễ bị tấn công bởi căn bệnh nguy hiểm.
Yếu tố di truyền. Sở hữu cấu trúc gen từ thân nhân từng mắc bệnh khiến bạn dễ đối diện với ung thư hơn 2 – 3 lần so với người bình thường. Do vậy, những người có bà, mẹ, cô, dì hoặc chị em từng mắc căn bệnh này thì nên có kế hoạch thăm khám sức khỏe để phát hiện dấu hiệu sớm của căn bệnh.
Hút thuốc lá. Với hơn 4.000 chất độc hại, hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm. Đáng báo động, thói quen này không chỉ là nguyên nhân gây ra 85 – 90% trường hợp ung thư phổi mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều loại ung thư khác như miệng, họng, thực quản, thanh quản…
Thậm chí, cả những người không có thói quen cũng có khả năng mắc bệnh nếu không biết cách tự bảo vệ mình khỏi môi trường khói thuốc.
Các chất gây ung thư. Bên cạnh thuốc lá, còn nhiều chất độc hiện hữu trong môi trường sống có khả năng thay đổi cấu trúc gen, tiềm ẩn nguy cơ ung thư như dioxin, benzen, formaldehyde, amiăng, nhựa vinyl clorua… Để bảo vệ mình, tốt nhất bạn nên tránh xa chúng bằng cách lựa chọn sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt không chứa những chất này.
Ánh nắng. Tia cực tím trong ánh mặt trời là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ung thư da phổ biến. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách sử dụng kem, áo chống nắng và tránh đi ra ngoài ngày nắng nóng từ 9 - 16 giờ.
Lười vận động, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Ngoài những yếu tố trên, người thường xuyên ngồi lỳ một chỗ, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh. Rất có thể, việc lười vận động và thiếu dinh dưỡng khiến khả năng miễn dịch ngày càng rệu rã, khó lòng chống chọi với sự tấn công của căn bệnh.