Bộ trưởng Bộ Y tế là chính khách Việt Nam đầu tiên đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Bộ trưởng Tiến cho biết bà nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người.Việc Bộ trưởng Y tế hiến tạng được cho là có ý nghĩa không nhỏ trong việc khuyến khích nghĩa cử này ở nhiều người Việt Nam.Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô tạng khi còn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng sau khi chết, chết não.Dù bạn là người 80 hay 90 tuổi thì cũng có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não cho những người bệnh đang chờ ghép tạng.Cách đơn giản nhất để đăng ký hiến mô tạng là đến trực tiếp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.Bạn cũng có thể đăng ký hiến tặng mô, tạng tại cơ sở y tế gần nhất để bày tỏ ý nguyện đó.Cơ sở y tế sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin để báo về Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để tiếp nhận đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng và hoàn tất thủ tục pháp lý, tư vấn, cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.Ngoài ra người hiến tạng có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng để đăng ký hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.Các cơ sở y tế đó gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 198 - Bộ Công an, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện đa khoa Phú Thọ, bệnh viện TW Huế, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhân dân Gia Định, ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện đa khoa Kiên Giang.Nếu bạn muốn đăng ký hiến mô, thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong các ngân hàng mô sau: Ngân hàng Giác mạc-BV Mắt TW; Trung tâm mô, phôi - ĐH Y Hà Nội; Ngân hàng Mô- BV Bỏng Lê Hữu Trác; ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; Ngân hàng tế bào gốc: MekopharKhi đăng ký hiến mô tạng như Bộ trưởng Tiến, thủ tục rất đơn giản. Bạn chỉ cần ký vào đơn tình nguyện hiến tặng mô tạng theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong mẫu đơn đăng ký hiến tạng không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý thân nhân người hiến tặng. Bạn nên chủ động trao đổi nguyện vọng hiến tặng của mình cùng gia đình để nhận được sự ủng hộ.Việc trao đổi vừa là để giải quyết về mặt tình cảm, vừa là để chắc chắn rằng, tâm nguyện đó sẽ được người thân thực hiện.Việc hiến tặng mô, tạng là tự nguyện, là quyền nhân thân của con người.Do đó trong mọi trường hợp, khi bạn đã ký đơn đăng ký hiến tạng nhưng muốn thay đổi quyết định, thì chỉ cần ký đơn từ chối hiến tặng gửi về cơ sở y tế nơi cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng ban đầu là được đưa ra khỏi danh sách đăng ký hiến tặng.
Bộ trưởng Bộ Y tế là chính khách Việt Nam đầu tiên đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Bộ trưởng Tiến cho biết bà nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người.
Việc Bộ trưởng Y tế hiến tạng được cho là có ý nghĩa không nhỏ trong việc khuyến khích nghĩa cử này ở nhiều người Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô tạng khi còn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng sau khi chết, chết não.
Dù bạn là người 80 hay 90 tuổi thì cũng có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não cho những người bệnh đang chờ ghép tạng.
Cách đơn giản nhất để đăng ký hiến mô tạng là đến trực tiếp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.
Bạn cũng có thể đăng ký hiến tặng mô, tạng tại cơ sở y tế gần nhất để bày tỏ ý nguyện đó.
Cơ sở y tế sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin để báo về Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để tiếp nhận đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng và hoàn tất thủ tục pháp lý, tư vấn, cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.
Ngoài ra người hiến tạng có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng để đăng ký hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.
Các cơ sở y tế đó gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 198 - Bộ Công an, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện đa khoa Phú Thọ, bệnh viện TW Huế, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhân dân Gia Định, ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Nếu bạn muốn đăng ký hiến mô, thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong các ngân hàng mô sau: Ngân hàng Giác mạc-BV Mắt TW; Trung tâm mô, phôi - ĐH Y Hà Nội; Ngân hàng Mô- BV Bỏng Lê Hữu Trác; ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; Ngân hàng tế bào gốc: Mekophar
Khi đăng ký hiến mô tạng như Bộ trưởng Tiến, thủ tục rất đơn giản. Bạn chỉ cần ký vào đơn tình nguyện hiến tặng mô tạng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong mẫu đơn đăng ký hiến tạng không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý thân nhân người hiến tặng. Bạn nên chủ động trao đổi nguyện vọng hiến tặng của mình cùng gia đình để nhận được sự ủng hộ.
Việc trao đổi vừa là để giải quyết về mặt tình cảm, vừa là để chắc chắn rằng, tâm nguyện đó sẽ được người thân thực hiện.
Việc hiến tặng mô, tạng là tự nguyện, là quyền nhân thân của con người.
Do đó trong mọi trường hợp, khi bạn đã ký đơn đăng ký hiến tạng nhưng muốn thay đổi quyết định, thì chỉ cần ký đơn từ chối hiến tặng gửi về cơ sở y tế nơi cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng ban đầu là được đưa ra khỏi danh sách đăng ký hiến tặng.