Theo Foxnews, mỗi năm khoảng 1 trong 20 người bệnh bị chẩn đoán sai hoặc chậm. Tỷ lệ này có thể gây ra việc sử dụng điều trị không cần thiết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.Bệnh tim. Thường thì đau ngực và đau cánh tay trái là triệu chứng của một cơn đau tim. Thế nhưng nó lại không đơn giản thể hiện ở một số người. Những cơn đau trước khi đau tim ập đến còn có thể đau ở cổ, vai lưng mãn tính. Các triệu chứng khác như buồn nôn, đổ mồ hôi và lạnh còn có thể giống như triệu chứng cúm.Đối với lớp những người trẻ và da đen thì những triệu chứng đó hoàn toàn có thể không xảy ra. Chính vì điều này mà các bác sỹ có thể chẩn đoán không chính xác căn bệnh này.Ung thư. Một số bệnh ung thư như phổi, vú, đại trực tràng cũng thường bị chẩn đoán nhầm. Lỗi này chiếm đến 10% các ca chẩn đoán nhầm hoặc chậm trễ. Lý do có thể là bác sỹ bỏ qua sinh thiết sau khi thấy có dấu hiệu bất thường.Tắc động mạch phổi. Bệnh gây ra bởi cục máu đông di chuyển đến phổi qua đường máu và làm tắc nghẽn. Việc chẩn đoán nhầm của bệnh này chiếm 4,5%. Các triệu chứng của bệnh rất giống với cảm lạnh, hen suyễn hoặc viêm phổi.Ngoài ra, một số xét nghiệm phải được thực hiện trước khi bác sỹ xác nhận bệnh tắc phổi, và bác sỹ thường bỏ qua các xét nghiệm này dẫn đến việc tắc trách trong chẩn đoán.Nhiễm độc hay uống thuốc quá liều. Lý do khách quan thường do bệnh nhân sử dụng thuốc không theo liều kê đơn, điển hình là các loại thuốc giảm đau như OxyContin, Vicodin, và Percocet lâu dài.Đột quỵ. Việc chẩn đoán nhầm đột quỵ chiếm 9%. Triệu chứng của bệnh này chỉ xuất hiện trong vài phút, do đó rất dễ chẩn đoán nhầm. Ngoài ra, các bác sỹ thường nhầm lẫn đột quỵ với những cơn đau nửa đầu.Vì một số trường hợp bác sỹ chẩn đoán sai mà bạn phải tự mình theo dõi những triệu chứng, luôn nói chuyện với bác sỹ về các loại thuốc mà mình đang dùng. Hơn nữa, không ai cấm bạn đưa ra ý kiến về cơ thể mình, nếu cảm thấy không đúng, bạn phải tiếp tục hỏi và yêu cầu xét nghiệm.
Theo Foxnews, mỗi năm khoảng 1 trong 20 người bệnh bị chẩn đoán sai hoặc chậm. Tỷ lệ này có thể gây ra việc sử dụng điều trị không cần thiết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh tim. Thường thì đau ngực và đau cánh tay trái là triệu chứng của một cơn đau tim. Thế nhưng nó lại không đơn giản thể hiện ở một số người. Những cơn đau trước khi đau tim ập đến còn có thể đau ở cổ, vai lưng mãn tính. Các triệu chứng khác như buồn nôn, đổ mồ hôi và lạnh còn có thể giống như triệu chứng cúm.
Đối với lớp những người trẻ và da đen thì những triệu chứng đó hoàn toàn có thể không xảy ra. Chính vì điều này mà các bác sỹ có thể chẩn đoán không chính xác căn bệnh này.
Ung thư. Một số bệnh ung thư như phổi, vú, đại trực tràng cũng thường bị chẩn đoán nhầm. Lỗi này chiếm đến 10% các ca chẩn đoán nhầm hoặc chậm trễ. Lý do có thể là bác sỹ bỏ qua sinh thiết sau khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Tắc động mạch phổi. Bệnh gây ra bởi cục máu đông di chuyển đến phổi qua đường máu và làm tắc nghẽn. Việc chẩn đoán nhầm của bệnh này chiếm 4,5%. Các triệu chứng của bệnh rất giống với cảm lạnh, hen suyễn hoặc viêm phổi.
Ngoài ra, một số xét nghiệm phải được thực hiện trước khi bác sỹ xác nhận bệnh tắc phổi, và bác sỹ thường bỏ qua các xét nghiệm này dẫn đến việc tắc trách trong chẩn đoán.
Nhiễm độc hay uống thuốc quá liều. Lý do khách quan thường do bệnh nhân sử dụng thuốc không theo liều kê đơn, điển hình là các loại thuốc giảm đau như OxyContin, Vicodin, và Percocet lâu dài.
Đột quỵ. Việc chẩn đoán nhầm đột quỵ chiếm 9%. Triệu chứng của bệnh này chỉ xuất hiện trong vài phút, do đó rất dễ chẩn đoán nhầm. Ngoài ra, các bác sỹ thường nhầm lẫn đột quỵ với những cơn đau nửa đầu.
Vì một số trường hợp bác sỹ chẩn đoán sai mà bạn phải tự mình theo dõi những triệu chứng, luôn nói chuyện với bác sỹ về các loại thuốc mà mình đang dùng. Hơn nữa, không ai cấm bạn đưa ra ý kiến về cơ thể mình, nếu cảm thấy không đúng, bạn phải tiếp tục hỏi và yêu cầu xét nghiệm.