Bệnh Celiac kéo theo các vấn đề về tuyến giáp. Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Ước tính trên toàn thế giới thì cứ 100 người lại có 1 người mắc bệnh này. Bệnh Celiac còn có thể phát triển đến nhiều vấn đề về tuyến giáp, tuyến có vai trò tiết ra các kích thích tố ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển và nhiệt độ cơ thể.Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, những người bị bệnh celiac có nguy cơ suy tuyến giáp gấp 3 lần và nguy cơ loét dạ dày gấp 4 lần so với những người bình thường. Các nhà khoa học ở Ý còn tin rằng, celiac không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây nên một chuỗi bệnh khác nhau. Trong cả hai trường hợp bệnh này, bạn nên theo chế độ ăn không gluten sẽ kiểm soát được bệnh.Bệnh tim dẫn đến loãng xương. Bệnh tim có thể làm suy yếu hệ thống xương của cơ thể. Nghiên cứu năm 2012 đã làm rõ sự liên kết giữa bệnh tim và nguy cơ loãng xương. Cơ chế của bệnh kéo theo bệnh này vẫn chưa rõ ràng, nhưng lời giải thích có thể dựa vào gen phổ biến ảnh hưởng đến cả hai loại bệnh.Một giả thiết khác thì lại cho rằng, khi động mạch chủ bị tắc sẽ cản trở việc lưu thông máu đến các chi dưới, mật độ khoáng chất giữa máu và xương bị giảm dẫn đến xương bị loãng đi. Vì thế, nếu như có vấn đề về tim, hãy làm bài kiểm tra mật độ xương để có thể bổ sung lượng vitamin D kịp thời.Bệnh vẩy nến kéo theo bệnh viêm khớp vẩy nến. Vẩy nến là một loại bệnh sinh ra từ sự tự miễn dịch của cơ thể. Nó thường xuất hiện những vảy ở khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu. Khoảng 7,5 triệu dân số Mỹ đã tiếp tục phát triển bệnh viêm khớp vẩy nến từ bệnh vẩy nến. Bệnh viêm khớp vẩy nến làm cho các xương khớp đau nhức và nếu như bạn không chăm sóc điều trị kịp thời có thể các khớp xương sẽ bị tổn thương vĩnh viễn làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.Tiểu đường dẫn đến trầm cảm. Căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới 16 triệu người Mỹ và số này có nguy cơ tăng gấp đôi trầm cảm so với người không mắc tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường thường bị căng thẳng và mệt mỏi cộng với buồn nôn, đi tiểu thường xuyên hoặc nhiễm trùng, khát bất thường và vết thương chậm lành.Tất cả những điều này đã đủ để kích hoạt bệnh trầm cảm. Hoặc cũng có thể trầm cảm là kết quả của những hiệu ứng chuyển hóa tiểu đường trên não và do lượng đường trong máu quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và lo lắng.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dẫn đến bệnh thủy đậu. So với những người bình thường, bệnh nhân COPD có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn - một căn bệnh gây đau đớn do vi rút thủy đậu gây nên.Bạn hãy đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin zona một lần giúp phòng ngừa và giảm tác động của bệnh. Nếu bạn bị bệnh COPD, hãy nói chuyện với bác sỹ về việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh thủy đậu.COPD còn có thể dẫn đến suy tim phải. Đây là hiện tượng buồng tim phải trở nên phình to và không thể bơm máu hoàn hảo, kéo theo tăng áp lực động mạch phổi, khiến nồng độ ôxy trong máu thấp. Một số triệu chứng của suy tim phải như khó chịu ở vùng ngực và ngất xỉu theo từng đợt. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, bạn hãy đi khám bệnh để được kê đơn thuốc, bổ sung ôxy hoặc chế độ ăn ít muối. Nếu hút thuốc, bạn nên lập kế hoạch cai thuốc dần.
Bệnh Celiac kéo theo các vấn đề về tuyến giáp. Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Ước tính trên toàn thế giới thì cứ 100 người lại có 1 người mắc bệnh này. Bệnh Celiac còn có thể phát triển đến nhiều vấn đề về tuyến giáp, tuyến có vai trò tiết ra các kích thích tố ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển và nhiệt độ cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, những người bị bệnh celiac có nguy cơ suy tuyến giáp gấp 3 lần và nguy cơ loét dạ dày gấp 4 lần so với những người bình thường. Các nhà khoa học ở Ý còn tin rằng, celiac không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây nên một chuỗi bệnh khác nhau. Trong cả hai trường hợp bệnh này, bạn nên theo chế độ ăn không gluten sẽ kiểm soát được bệnh.
Bệnh tim dẫn đến loãng xương. Bệnh tim có thể làm suy yếu hệ thống xương của cơ thể. Nghiên cứu năm 2012 đã làm rõ sự liên kết giữa bệnh tim và nguy cơ loãng xương. Cơ chế của bệnh kéo theo bệnh này vẫn chưa rõ ràng, nhưng lời giải thích có thể dựa vào gen phổ biến ảnh hưởng đến cả hai loại bệnh.
Một giả thiết khác thì lại cho rằng, khi động mạch chủ bị tắc sẽ cản trở việc lưu thông máu đến các chi dưới, mật độ khoáng chất giữa máu và xương bị giảm dẫn đến xương bị loãng đi. Vì thế, nếu như có vấn đề về tim, hãy làm bài kiểm tra mật độ xương để có thể bổ sung lượng vitamin D kịp thời.
Bệnh vẩy nến kéo theo bệnh viêm khớp vẩy nến. Vẩy nến là một loại bệnh sinh ra từ sự tự miễn dịch của cơ thể. Nó thường xuất hiện những vảy ở khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu. Khoảng 7,5 triệu dân số Mỹ đã tiếp tục phát triển bệnh viêm khớp vẩy nến từ bệnh vẩy nến. Bệnh viêm khớp vẩy nến làm cho các xương khớp đau nhức và nếu như bạn không chăm sóc điều trị kịp thời có thể các khớp xương sẽ bị tổn thương vĩnh viễn làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Tiểu đường dẫn đến trầm cảm. Căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới 16 triệu người Mỹ và số này có nguy cơ tăng gấp đôi trầm cảm so với người không mắc tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường thường bị căng thẳng và mệt mỏi cộng với buồn nôn, đi tiểu thường xuyên hoặc nhiễm trùng, khát bất thường và vết thương chậm lành.
Tất cả những điều này đã đủ để kích hoạt bệnh trầm cảm. Hoặc cũng có thể trầm cảm là kết quả của những hiệu ứng chuyển hóa tiểu đường trên não và do lượng đường trong máu quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và lo lắng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dẫn đến bệnh thủy đậu. So với những người bình thường, bệnh nhân COPD có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn - một căn bệnh gây đau đớn do vi rút thủy đậu gây nên.
Bạn hãy đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin zona một lần giúp phòng ngừa và giảm tác động của bệnh. Nếu bạn bị bệnh COPD, hãy nói chuyện với bác sỹ về việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh thủy đậu.
COPD còn có thể dẫn đến suy tim phải. Đây là hiện tượng buồng tim phải trở nên phình to và không thể bơm máu hoàn hảo, kéo theo tăng áp lực động mạch phổi, khiến nồng độ ôxy trong máu thấp. Một số triệu chứng của suy tim phải như khó chịu ở vùng ngực và ngất xỉu theo từng đợt. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, bạn hãy đi khám bệnh để được kê đơn thuốc, bổ sung ôxy hoặc chế độ ăn ít muối. Nếu hút thuốc, bạn nên lập kế hoạch cai thuốc dần.