Đặc nhiệm hải quân Mỹ (SEAL) bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1962 và địa bàn hoạt động chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh là một thành viên thuộc lực lượng SEAL hoạt động trong chiến dịch Bold Dragon III. Tấm hình được chụp vào tháng 3/1968.
Nhiệm vụ của SEAL là phối hợp với Green Baret (Mũ nồi xanh) trong các hoạt động chiến tranh đặc biệt tại Việt Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL ngụy trang trong khi thực hiện nhiệm vụ tại đồng bằng sông Cửu Long.Bên cạnh các hoạt động tấn công, đặc nhiệm SEAL còn có nhiệm vụ đào tạo và tư vấn cho lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam. Trong ảnh là nhóm đặc nhiệm SEAL trong trang phục tác chiến, ngụy trang cơ thể và kiểm tra vũ khí để chuẩn bị thực hiện chiến dịch nhằm vào một ngôi làng thủ công ở ven sông. Ảnh được chụp vào tháng 10/1968.
Thời gian đầu, đặc nhiệm SEAL chủ yếu hoạt động xung quanh khu vực Đà Nẵng. Sau đó, họ mở rộng phạm vi hoạt động tại Đông Nam Bộ để chống lại những đợt tấn công của bộ đội đặc công miền Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL kiểm tra tàu (LST) USS Jennings County ở sông Mekong, phía Đông Nam Cần Thơ ngày 8/1/1968.
Tiếp đó, đặc nhiệm SEAL còn mở rộng phạm vi hoạt động và thực hiện các chiến dịch dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, sang Lào và vươn sang cả Campuchia. Trong ảnh là một đội SEAL đang làm nhiệm vụ trên Light Seal Support Craft (LSSC) hồi tháng 10/1968.
Theo số liệu thông báo trên website của lực lượng SEAL, từ năm 1965-1972, 49 lính đặc nhiệm của Mỹ đã thiệt mạng trong các chiến dịch tại chiến trường Việt Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL di chuyển bằng tàu LSSC đến địa điểm tác chiến.
Lính đặc nhiệm SEAL và binh lính chính quyền Sài Gòn thực hiện cuộc tấn công ở đảo Tân Định thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian diễn ra chiến dịch Bold Dragon III.
Một thành viên trong lực lượng SEAL trao đổi kế hoạch tác chiến với Thiếu tá Roland F. Habicht hồi tháng 10/1969.Clarke Long - thành viên đội SEAL 1 thưởng thức bữa ăn ngay tại đuôi tàu đổ bộ ở sông Hậu (hay còn gọi là Bassac ở Campuchia).
Lính đặc nhiệm Clarke Long cùng đơn vị SEAL 1 hoạt động chủ yếu tại khu vực Sài Gòn.
Một lính đặc nhiệm SEAL cầm súng theo dõi mọi động thái diễn biến trong một khu rừng.
Lính đặc nhiệm SEAL di chuyển bằng xuồng máy trên một con sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lính đặc nhiệm SEAL sử dụng súng máy tấn công đối phương tại Đặc khu Rừng Sác, cách phía Nam Sài Gòn 15 dặm. Tấm ảnh này được chụp vào tháng 1/1967.
Lính đặc nhiệm SEAL để chú khỉ ngồi trên vai.
Lính đặc nhiệm Sam Fournier thuộc SEAL 1 quan sát tình hình khi đi trên sông Hậu. Khi thực hiện nhiệm vụ, lính đặc nhiệm SEAL thường ngụy trang khuôn mặt màu xanh.
Đặc nhiệm hải quân Mỹ (SEAL) bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1962 và địa bàn hoạt động chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh là một thành viên thuộc lực lượng SEAL hoạt động trong chiến dịch Bold Dragon III. Tấm hình được chụp vào tháng 3/1968.
Nhiệm vụ của SEAL là phối hợp với Green Baret (Mũ nồi xanh) trong các hoạt động chiến tranh đặc biệt tại Việt Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL ngụy trang trong khi thực hiện nhiệm vụ tại đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh các hoạt động tấn công, đặc nhiệm SEAL còn có nhiệm vụ đào tạo và tư vấn cho lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam. Trong ảnh là nhóm đặc nhiệm SEAL trong trang phục tác chiến, ngụy trang cơ thể và kiểm tra vũ khí để chuẩn bị thực hiện chiến dịch nhằm vào một ngôi làng thủ công ở ven sông. Ảnh được chụp vào tháng 10/1968.
Thời gian đầu, đặc nhiệm SEAL chủ yếu hoạt động xung quanh khu vực Đà Nẵng. Sau đó, họ mở rộng phạm vi hoạt động tại Đông Nam Bộ để chống lại những đợt tấn công của bộ đội đặc công miền Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL kiểm tra tàu (LST) USS Jennings County ở sông Mekong, phía Đông Nam Cần Thơ ngày 8/1/1968.
Tiếp đó, đặc nhiệm SEAL còn mở rộng phạm vi hoạt động và thực hiện các chiến dịch dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, sang Lào và vươn sang cả Campuchia. Trong ảnh là một đội SEAL đang làm nhiệm vụ trên Light Seal Support Craft (LSSC) hồi tháng 10/1968.
Theo số liệu thông báo trên website của lực lượng SEAL, từ năm 1965-1972, 49 lính đặc nhiệm của Mỹ đã thiệt mạng trong các chiến dịch tại chiến trường Việt Nam. Trong ảnh là lính đặc nhiệm SEAL di chuyển bằng tàu LSSC đến địa điểm tác chiến.
Lính đặc nhiệm SEAL và binh lính chính quyền Sài Gòn thực hiện cuộc tấn công ở đảo Tân Định thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian diễn ra chiến dịch Bold Dragon III.
Một thành viên trong lực lượng SEAL trao đổi kế hoạch tác chiến với Thiếu tá Roland F. Habicht hồi tháng 10/1969.
Clarke Long - thành viên đội SEAL 1 thưởng thức bữa ăn ngay tại đuôi tàu đổ bộ ở sông Hậu (hay còn gọi là Bassac ở Campuchia).
Lính đặc nhiệm Clarke Long cùng đơn vị SEAL 1 hoạt động chủ yếu tại khu vực Sài Gòn.
Một lính đặc nhiệm SEAL cầm súng theo dõi mọi động thái diễn biến trong một khu rừng.
Lính đặc nhiệm SEAL di chuyển bằng xuồng máy trên một con sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lính đặc nhiệm SEAL sử dụng súng máy tấn công đối phương tại Đặc khu Rừng Sác, cách phía Nam Sài Gòn 15 dặm. Tấm ảnh này được chụp vào tháng 1/1967.
Lính đặc nhiệm SEAL để chú khỉ ngồi trên vai.
Lính đặc nhiệm Sam Fournier thuộc SEAL 1 quan sát tình hình khi đi trên sông Hậu. Khi thực hiện nhiệm vụ, lính đặc nhiệm SEAL thường ngụy trang khuôn mặt màu xanh.