Không chỉ mang những giá trị nghệ thuật được cả thế giới công nhận, kiến trúc Kinh thành Huế còn là một mẫu mực của việc áp dụng thuật phong thủy. Chỉ có thể nhận ra điều này khi đặt Kinh thành trong một khung cảnh rộng lớn.Trong cái nhìn đó, mặt trước Kinh thành có núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, tọa lạc giữa vùng đồng bằng. Theo thuật phong thủy, đây là bức án trọng yếu bậc nhất che chắn Kinh thành."Minh đường thủy tụ" - vùng nước phía trước khu đất - là yếu tố phong thủy được người xưa đặc biệt coi trọng vì đây là nơi chứa nguồn năng lượng lớn. "Minh đường thủy tụ" của Kinh thành Huế chính khúc sông Hương chảy qua mặt tiền như một cánh cung khổng lổ.Trên sông Hương, cồn Hến và cồn Dã Viên ngự hai bên Kinh thành, tạo thành thế "tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ " - hai linh vật trấn trạch, bảo hộ - là một thế đất lý tưởng theo tiêu chuẩn của phong thủy.Do quan niệm "Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ" (Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ) nên Kinh thành quay về hướng Nam. Cổng chính của Hoàng thành được đặt tên là Ngọ môn, nghĩa là cổng hướng về phía Nam.Để tạo ra yếu tố phong thủy tốt, các nhà quy hoạch thời Nguyễn không chỉ xem hướng, địa thế các công trình mà còn chú trọng cả cách bố trí nội thất, tử tổng thể cho đến từng bộ phận nhỏ nhất, thể hiện qua số lượng, chiều dài, chiều rộng, chiều cao... của các cấu kiện kiến trúc.Điển hình là các bộ phận của Ngọ Môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc Dịch học. Cụ thể, năm lối đi vào Ngọ Môn tựơng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành Thổ, màu vàng. Một trăm cột của Ngọ Môn là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và Lạc Thư (45)...Sân Ðại Triều Nghi trước điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng của vua - có 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau và trong nội thất cũng tương tự.Cửu Đỉnh và Cửu vị thần công là những bảo vật của vương triều, cũng gắn với Số 9, được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Theo quan niệm phương Đông, số 9 là con số tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ.Có thể nói, ở Kinh thành Huế, yếu tố phong thủy kết hợp với nghệ thuật cung đình đã để lại một kiệt tác kiến trúc – cảnh quan cho hậu thế. Đây cũng là yếu tố làm nên giá trị cốt lõi của quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới được công nhận đầu tiên của Việt Nam. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Không chỉ mang những giá trị nghệ thuật được cả thế giới công nhận, kiến trúc Kinh thành Huế còn là một mẫu mực của việc áp dụng thuật phong thủy. Chỉ có thể nhận ra điều này khi đặt Kinh thành trong một khung cảnh rộng lớn.
Trong cái nhìn đó, mặt trước Kinh thành có núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, tọa lạc giữa vùng đồng bằng. Theo thuật phong thủy, đây là bức án trọng yếu bậc nhất che chắn Kinh thành.
"Minh đường thủy tụ" - vùng nước phía trước khu đất - là yếu tố phong thủy được người xưa đặc biệt coi trọng vì đây là nơi chứa nguồn năng lượng lớn. "Minh đường thủy tụ" của Kinh thành Huế chính khúc sông Hương chảy qua mặt tiền như một cánh cung khổng lổ.
Trên sông Hương, cồn Hến và cồn Dã Viên ngự hai bên Kinh thành, tạo thành thế "tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ " - hai linh vật trấn trạch, bảo hộ - là một thế đất lý tưởng theo tiêu chuẩn của phong thủy.
Do quan niệm "Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ" (Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ) nên Kinh thành quay về hướng Nam. Cổng chính của Hoàng thành được đặt tên là Ngọ môn, nghĩa là cổng hướng về phía Nam.
Để tạo ra yếu tố phong thủy tốt, các nhà quy hoạch thời Nguyễn không chỉ xem hướng, địa thế các công trình mà còn chú trọng cả cách bố trí nội thất, tử tổng thể cho đến từng bộ phận nhỏ nhất, thể hiện qua số lượng, chiều dài, chiều rộng, chiều cao... của các cấu kiện kiến trúc.
Điển hình là các bộ phận của Ngọ Môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc Dịch học. Cụ thể, năm lối đi vào Ngọ Môn tựơng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành Thổ, màu vàng. Một trăm cột của Ngọ Môn là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và Lạc Thư (45)...
Sân Ðại Triều Nghi trước điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng của vua - có 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau và trong nội thất cũng tương tự.
Cửu Đỉnh và Cửu vị thần công là những bảo vật của vương triều, cũng gắn với Số 9, được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Theo quan niệm phương Đông, số 9 là con số tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ.
Có thể nói, ở Kinh thành Huế, yếu tố phong thủy kết hợp với nghệ thuật cung đình đã để lại một kiệt tác kiến trúc – cảnh quan cho hậu thế. Đây cũng là yếu tố làm nên giá trị cốt lõi của quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới được công nhận đầu tiên của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.