Nếu như nhiều thập niên trước, xăm mình là việc chỉ dành cho dân giang hồ thì giờ đây xăm đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt Nam. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.
Không khó để tìm các cửa hiệu xăm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, nơi khách hàng sẽ “thay da đổi thịt” dưới bàn tay của các thợ xăm. Đầu tiên, hình mẫu sẽ được phác lên da để khách hàng xác định được trước vị trí và kích cỡ thật của hình xăm. Khi khách hàng đã ưng ý, người thợ xăm sẽ sử dụng một loại bút xăm được gắn những đầu kim nhỏ, nhúng qua mực để xăm. Dù được bôi kem giảm đau, nhưng người xăm vẫn phải chịu đau đớn trong suốt quá trình xăm. Cận cảnh "hành xác". Hình xăm có diện tích càng rộng, thời gian xăm càng lâu, sự đau đớn càng kéo dài.
Những hình xăm lớn đòi hỏi hàng chục giờ đồng hồ thao tác sẽ phải chia làm nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 5 tiếng, cách nhau ít nhất 2 tuần. Sau khi xăm, người xăm sẽ phải giữ vệ sinh đúng cách và ăn uống theo quy định nghiêm ngặt để đảm bảo cho hình xăm không bị tổn thương. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.
Phải mất khoảng 2 tuần, phần da được xăm mới phục hồi, chủ nhân của hình xăm có thể thoải mái ra ngoài trời bất kể thời tiết. Cái giá phải trả để có một hình xăm
không hề bình dân chút nào. Một hình xăm diện tích một vài cm2 đã có giá
300.000-400.000 đồng. Giá của hình xăm lớn có thể lên đến hàng chục triệu
đồng. Phần lớn những người xăm mình coi đây là một cách thức làm đẹp và khẳng định cá tính. Một số khác thì xăm để ghi nhớ một điều gì đó trong cuộc đời.Dù ngày càng được ưa chuộng, nghệ thuật xăm mình vẫn chưa nhận được sự đồng cảm rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Một
phần nguyên nhân là do thành kiến vốn có với người xăm mình. Phần khác
là nền tảng văn hóa truyền thống của Việt Nam chưa chấp nhận những dấu
ấn mang tính chất cá nhân trên cơ thể như hình xăm. Một điều cũng cần phải lưu tâm là những nguy cơ về sức khỏe phát sinh từ hình xăm. Sự
căng thẳng của quá trình xăm có thể dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp,
tụt đường huyết. Các dụng cụ xăm không bảo đảm vệ sinh còn có thể gây mắc các
bệnh truyền nhiễm.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là những hình xăm sẽ tồn tại mãi. Những người có ý định xăm mình cần có suy nghĩ chín chắn để không phải hối tiếc về sau. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.
Nếu như nhiều thập niên trước, xăm mình là việc chỉ dành cho dân giang hồ thì giờ đây xăm đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt Nam. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.
Không khó để tìm các cửa hiệu xăm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, nơi khách hàng sẽ “thay da đổi thịt” dưới bàn tay của các thợ xăm.
Đầu tiên, hình mẫu sẽ được phác lên da để khách hàng xác định được trước vị trí và kích cỡ thật của hình xăm.
Khi khách hàng đã ưng ý, người thợ xăm sẽ sử dụng một loại bút xăm được gắn những đầu kim nhỏ, nhúng qua mực để xăm.
Dù được bôi kem giảm đau, nhưng người xăm vẫn phải chịu đau đớn trong suốt quá trình xăm.
Cận cảnh "hành xác".
Hình xăm có diện tích càng rộng, thời gian xăm càng lâu, sự đau đớn càng kéo dài.
Những hình xăm lớn đòi hỏi hàng chục giờ đồng hồ thao tác sẽ phải chia làm nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 5 tiếng, cách nhau ít nhất 2 tuần.
Sau khi xăm, người xăm sẽ phải giữ vệ sinh đúng cách và ăn uống theo quy định nghiêm ngặt để đảm bảo cho hình xăm không bị tổn thương. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.
Phải mất khoảng 2 tuần, phần da được xăm mới phục hồi, chủ nhân của hình xăm có thể thoải mái ra ngoài trời bất kể thời tiết.
Cái giá phải trả để có một hình xăm
không hề bình dân chút nào. Một hình xăm diện tích một vài cm2 đã có giá
300.000-400.000 đồng. Giá của hình xăm lớn có thể lên đến hàng chục triệu
đồng.
Phần lớn những người xăm mình coi đây là một cách thức làm đẹp và khẳng định cá tính. Một số khác thì xăm để ghi nhớ một điều gì đó trong cuộc đời.
Dù ngày càng được ưa chuộng, nghệ thuật xăm mình vẫn chưa nhận được sự đồng cảm rộng rãi trong xã hội Việt Nam.
Một
phần nguyên nhân là do thành kiến vốn có với người xăm mình. Phần khác
là nền tảng văn hóa truyền thống của Việt Nam chưa chấp nhận những dấu
ấn mang tính chất cá nhân trên cơ thể như hình xăm.
Một điều cũng cần phải lưu tâm là những nguy cơ về sức khỏe phát sinh từ hình xăm.
Sự
căng thẳng của quá trình xăm có thể dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp,
tụt đường huyết. Các dụng cụ xăm không bảo đảm vệ sinh còn có thể gây mắc các
bệnh truyền nhiễm.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là những hình xăm sẽ tồn tại mãi. Những người có ý định xăm mình cần có suy nghĩ chín chắn để không phải hối tiếc về sau. Ảnh: Noipictures.photoshelter.com.