Theo nhiều tài liệu lịch sử, Thanh Hóa là địa phương phát tích nhiều vua chúa nhất nước ta. Dân gian vẫn thường có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Đây là quê hương của 44 đời vua khác nhau gồm: Nhà Tiền Lê (02), nhà Hồ (02), nhà Hậu Lê (27), nhà Nguyễn (13).Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (7 năm) từ 1400-1407, nhà Hồ là triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Tồn tại từ năm 1428-1788, trải qua 27 triều vua, chia làm 2 thời kỳ (Lê Sơ và Lê Trung Hưng), Hậu Lê chính là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất của nước ta.Nhà Ngô là triều đại phong kiến duy nhất của nước ta có 2 vua cùng trị vì. Đó là giai đoạn sau khi vua Ngô Quyền qua đời, 2 con trai ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng trị vì đất nước giai đoạn (951-954).Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", huyện Vĩnh Lộc của tỉnh Thanh Hóa từng được vua Hồ Quý Ly chọn làm kinh đô, cho xây dựng thành nhà Hồ. Hiện nay, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt của nước ta.Theo Ban quản lý di tích thành nhà Hồ, nét độc đáo là công trình này được xây dựng hoàn toàn bằng những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, nặng khoảng 20 tấn, được mài nhẵn, xếp chồng lên nhau. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á.Lê Đại Hành (980-1005) sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong là Thập Đạo tướng quân lúc 30 tuổi. Sau khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, ông được lập làm vua, mở đầu cho triều Tiền Lê.Thôn Gia Miêu, xã Hà Long, xưa kia là Gia Miêu ngoại trang, thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa (nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) chính là quê hương của các vị chúa và vua triều Nguyễn.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, Thanh Hóa là địa phương phát tích nhiều vua chúa nhất nước ta. Dân gian vẫn thường có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Đây là quê hương của 44 đời vua khác nhau gồm: Nhà Tiền Lê (02), nhà Hồ (02), nhà Hậu Lê (27), nhà Nguyễn (13).
Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (7 năm) từ 1400-1407, nhà Hồ là triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Tồn tại từ năm 1428-1788, trải qua 27 triều vua, chia làm 2 thời kỳ (Lê Sơ và Lê Trung Hưng), Hậu Lê chính là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất của nước ta.
Nhà Ngô là triều đại phong kiến duy nhất của nước ta có 2 vua cùng trị vì. Đó là giai đoạn sau khi vua Ngô Quyền qua đời, 2 con trai ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng trị vì đất nước giai đoạn (951-954).
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", huyện Vĩnh Lộc của tỉnh Thanh Hóa từng được vua Hồ Quý Ly chọn làm kinh đô, cho xây dựng thành nhà Hồ. Hiện nay, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt của nước ta.
Theo Ban quản lý di tích thành nhà Hồ, nét độc đáo là công trình này được xây dựng hoàn toàn bằng những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, nặng khoảng 20 tấn, được mài nhẵn, xếp chồng lên nhau. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á.
Lê Đại Hành (980-1005) sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong là Thập Đạo tướng quân lúc 30 tuổi. Sau khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, ông được lập làm vua, mở đầu cho triều Tiền Lê.
Thôn Gia Miêu, xã Hà Long, xưa kia là Gia Miêu ngoại trang, thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa (nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) chính là quê hương của các vị chúa và vua triều Nguyễn.