Nằm ở thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Khu di tích lịch sử Công an nhân dân là nơi bảo tồn, lưu giữ, giới thiệu những dấu tích và hàng nghìn kỷ vật lưu niệm của lực lượng công an nhân dân trong những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng.Nơi đây chính là địa điểm đặt trụ sở của Nha Công an Trung ương (cơ quan tiền thân của Bộ Công an ngày nay) từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950.Theo tư liệu lưu trữ của ngành công an, đầu năm 1947, Nha Công an chuyển từ Hà Nội lên Phú Thọ, tháng 4/1947 thỉ chuyển đến thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Lúc đầu, cán bộ, nhân viên của Nha ở nhờ các gia đình trong thôn. Việc xây dựng nhà cửa của cơ quan được triển khai ngay sau đó. Địa điểm được chọn là hai quả đồi rộng, không cao lắm có nhiều cây cổ thụ, gần cánh đồng Lũng Cò và suối Lê, cán bộ trong cơ quan gọi là đồi A và đồi B. Ảnh: Tượng đài Vì an ninh Tổ quốc trong khu di tích.Để đảm bảo bí mật, Nha Công an Trung ương có tên là “Nhà ông cả Nhã”. Tổ chức của Nha bao gồm các Ty và bộ phận: Ty Chính trị, Tình báo, Tuyên Nghiên Huấn, Trật tự-Tư pháp; bộ phận điện đài, thông tin; bộ phận làm thẻ căn cước; nhà in nội san Rèn luyện; khu hậu cần, Văn phòng nha, nhà làm việc của giám đốc. Ảnh: Công trình phục dựng tại khu di tích.Ngay từ những ngày đầu, cán bộ, chiến sĩ Nha Công an Trung ương đã xác định tư tưởng trường kỳ kháng chiến, xây dựng tổ chức, bố trí lực lượng và chỉnh đốn công tác cho phù hợp với tình hình mới. Nha Công an Trung ương đã chỉ đạo lực lượng công an trong toàn quốc tiễu phỉ, trừ gian, xây dựng cơ sở nắm tình hình địch, kiểm soát nội bộ, thực hiện chính sách tôn giáo và dân tộc. Ảnh: Hố bom do máy bay Pháp đánh phá ở khu di tích.Với các hoạt động lập đội trừ gian, đội công an xung phong, xây dựng mạng lưới giao thông liên lạc, trong khu căn cứ địa, Nha Công an đã làm tốt việc rà soát các đối tượng phức tạp, làm trong sạch địa bàn, chống các hoạt động do thám của địch, giữ gìn trật tự xã hội vùng hậu phương. Các chiến sĩ cũng tập trung làm tốt công tác bảo vệ lãnh tụ, các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ. Ảnh: Chiếc máy bay của Mỹ từng được sử dụng tại Nha Công an.Nhiều sự kiện quan trọng của ngành công an đã diễn ra tại nơi đây, như Hội nghị Điều tra toàn quốc tháng 6/1949, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V vào tháng 1/1950.Đến tháng 9/1950, Nha Công an Trung ương cuyển đến xã Yên Nguyên, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Bảo tàng Công an Nhân dân Việt Nam trong khu di tích.Trong hơn 3 năm ở và làm việc tại Đồng Đon, Nha Công an Trung ương đã bảo vệ tuyệt đối an toàn cho chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đầu não của Trung ương, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Bia ghi công các liệt sĩ công an nhân dân.Ngày nay, Khu di tích lịch sử Công an nhân dân là điểm đến có ý nghĩa sâu sắc đối với các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Bia ghi công các đơn vị và cá nhân anh hùng lực lượng công an nhân dân.
Nằm ở thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Khu di tích lịch sử Công an nhân dân là nơi bảo tồn, lưu giữ, giới thiệu những dấu tích và hàng nghìn kỷ vật lưu niệm của lực lượng công an nhân dân trong những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng.
Nơi đây chính là địa điểm đặt trụ sở của Nha Công an Trung ương (cơ quan tiền thân của Bộ Công an ngày nay) từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950.
Theo tư liệu lưu trữ của ngành công an, đầu năm 1947, Nha Công an chuyển từ Hà Nội lên Phú Thọ, tháng 4/1947 thỉ chuyển đến thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Lúc đầu, cán bộ, nhân viên của Nha ở nhờ các gia đình trong thôn. Việc xây dựng nhà cửa của cơ quan được triển khai ngay sau đó. Địa điểm được chọn là hai quả đồi rộng, không cao lắm có nhiều cây cổ thụ, gần cánh đồng Lũng Cò và suối Lê, cán bộ trong cơ quan gọi là đồi A và đồi B. Ảnh: Tượng đài Vì an ninh Tổ quốc trong khu di tích.
Để đảm bảo bí mật, Nha Công an Trung ương có tên là “Nhà ông cả Nhã”. Tổ chức của Nha bao gồm các Ty và bộ phận: Ty Chính trị, Tình báo, Tuyên Nghiên Huấn, Trật tự-Tư pháp; bộ phận điện đài, thông tin; bộ phận làm thẻ căn cước; nhà in nội san Rèn luyện; khu hậu cần, Văn phòng nha, nhà làm việc của giám đốc. Ảnh: Công trình phục dựng tại khu di tích.
Ngay từ những ngày đầu, cán bộ, chiến sĩ Nha Công an Trung ương đã xác định tư tưởng trường kỳ kháng chiến, xây dựng tổ chức, bố trí lực lượng và chỉnh đốn công tác cho phù hợp với tình hình mới. Nha Công an Trung ương đã chỉ đạo lực lượng công an trong toàn quốc tiễu phỉ, trừ gian, xây dựng cơ sở nắm tình hình địch, kiểm soát nội bộ, thực hiện chính sách tôn giáo và dân tộc. Ảnh: Hố bom do máy bay Pháp đánh phá ở khu di tích.
Với các hoạt động lập đội trừ gian, đội công an xung phong, xây dựng mạng lưới giao thông liên lạc, trong khu căn cứ địa, Nha Công an đã làm tốt việc rà soát các đối tượng phức tạp, làm trong sạch địa bàn, chống các hoạt động do thám của địch, giữ gìn trật tự xã hội vùng hậu phương. Các chiến sĩ cũng tập trung làm tốt công tác bảo vệ lãnh tụ, các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ. Ảnh: Chiếc máy bay của Mỹ từng được sử dụng tại Nha Công an.
Nhiều sự kiện quan trọng của ngành công an đã diễn ra tại nơi đây, như Hội nghị Điều tra toàn quốc tháng 6/1949, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V vào tháng 1/1950.
Đến tháng 9/1950, Nha Công an Trung ương cuyển đến xã Yên Nguyên, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Bảo tàng Công an Nhân dân Việt Nam trong khu di tích.
Trong hơn 3 năm ở và làm việc tại Đồng Đon, Nha Công an Trung ương đã bảo vệ tuyệt đối an toàn cho chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đầu não của Trung ương, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Bia ghi công các liệt sĩ công an nhân dân.
Ngày nay, Khu di tích lịch sử Công an nhân dân là điểm đến có ý nghĩa sâu sắc đối với các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Bia ghi công các đơn vị và cá nhân anh hùng lực lượng công an nhân dân.