Tỉnh có tên dài nhất nhưng thành phố tên ngắn nhất Việt Nam chính là tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là tỉnh duy nhất ở nước ta có tên gọi là sự kết hợp giữa tên tỉnh và tên thành phố.Huế chính là thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam với chỉ 3 chữ cái. Thành phố này nằm hai bên bờ dòng sông Hương thơ mộng với một bên là bờ Bắc và một bên là bờ Nam.Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh (Gia Long) là vua đầu tiên của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi năm 1802, ông chọn Phú Xuân (Huế) là kinh đô. Kinh đô Phú Xuân tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị.Vào tháng 12/1788, trước khi đem quân ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung làm lễ lên ngôi hoàng đế ở Núi Bân của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.Thừa Thiên Huế thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, từ năm 1975 cùng 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị hợp nhất thành Bình Trị Thiên. Theo quyết định ngày 30/6/1989 của Quốc hội khóa VIII tại kỳ họp thứ 5, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ. Riêng tỉnh Thừa Thiên, sau khi tách mang tên gọi mới là Thừa Thiên Huế.Khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay có tất cả 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế có diện tích hơn 5.033 km2, xếp thứ năm trong khu vực (lớn hơn tỉnh Quảng Trị).Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Huế, 2 thị xã là Hương Thủy và Hương Trà, cùng 6 huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ, danh thắng nổi tiếng của xứ Huế. Ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Vẻ đẹp ma mị của công viên bỏ hoang ở Huế Vẻ đẹp ma mị của công viên Hồ Thủy Tiên ở Huế không chỉ thu hút những người ưa thích cảm giác lạ trong nước mà đến du khách nước ngoài cũng bị cuốn hút bởi sự âm u đáng sợ nơi đây.
Tỉnh có tên dài nhất nhưng thành phố tên ngắn nhất Việt Nam chính là tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là tỉnh duy nhất ở nước ta có tên gọi là sự kết hợp giữa tên tỉnh và tên thành phố.
Huế chính là thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam với chỉ 3 chữ cái. Thành phố này nằm hai bên bờ dòng sông Hương thơ mộng với một bên là bờ Bắc và một bên là bờ Nam.
Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh (Gia Long) là vua đầu tiên của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi năm 1802, ông chọn Phú Xuân (Huế) là kinh đô. Kinh đô Phú Xuân tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị.
Vào tháng 12/1788, trước khi đem quân ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung làm lễ lên ngôi hoàng đế ở Núi Bân của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
Thừa Thiên Huế thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, từ năm 1975 cùng 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị hợp nhất thành Bình Trị Thiên. Theo quyết định ngày 30/6/1989 của Quốc hội khóa VIII tại kỳ họp thứ 5, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ. Riêng tỉnh Thừa Thiên, sau khi tách mang tên gọi mới là Thừa Thiên Huế.
Khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay có tất cả 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế có diện tích hơn 5.033 km2, xếp thứ năm trong khu vực (lớn hơn tỉnh Quảng Trị).
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Huế, 2 thị xã là Hương Thủy và Hương Trà, cùng 6 huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ, danh thắng nổi tiếng của xứ Huế. Ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Vẻ đẹp ma mị của công viên bỏ hoang ở Huế Vẻ đẹp ma mị của công viên Hồ Thủy Tiên ở Huế không chỉ thu hút những người ưa thích cảm giác lạ trong nước mà đến du khách nước ngoài cũng bị cuốn hút bởi sự âm u đáng sợ nơi đây.