Thuộc địa phận thành phố Thủ Đức, bán đảo Thủ Thiêm là một vùng đất có vị trí địa lý và lịch sử khá đặc biệt của Sài Gòn - TP HCM. Ảnh: Từ đường bờ kè bán đảo Thủ Thiêm nhìn về trumg tâm TP HCM.Ngược dòng thời gian, Thủ Thiêm lần đầu tiên được biết đến vào thời chúa Nguyễn, thế kỷ 17, qua tên gọi xóm Tàu Ô. Khi đó, chúa Nguyễn đã đồng ý cho một nhóm người Hoa chạy trốn nhà Thanh cư trú ở bán đảo này. Ảnh: Từ bán đảo Thủ Thiêm nhìn về tòa nhà Landmark 81.Đến cuối thế kỷ 18 thì tên gọi Thủ Thiêm xuất hiện. Trong tên gọi này, từ “Thủ” có nghĩa là đồn canh. Chính quyền chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã cho lập đồn binh tại đây để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn, bảo vệ vùng Gia Định. Ảnh: Một con rạch ở Thủ Thiêm.Có thể người chỉ huy đồn binh ở bán đảo tên là Thiêm nên người ta gọi đồn binh là Thủ Thiêm. Theo thời gian, không còn ai nhớ ông Thiêm là ai, còn cái tên Thủ Thiêm đã trở thành tên vùng đất. Ảnh: Một góc Thủ Thiêm với sự tương phản giữa đô thị mới và khu vực chưa khai phá.Trong một thời kỳ dài, Thủ Thiêm chỉ là một địa danh được lưu truyền trong nhân dân. Tên gọi này được hành chính hóa từ năm 1966, khi phường Thủ Thiêm được lập, ban đầu thuộc quận 1, sau thuộc quận 9 của Đô thành Sài Gòn. Ảnh: Giáo xứ Thủ Thiêm.Từ năm 1976, phường Thủ Thiêm trở thành xã Thủ Thiêm thuộc huyện Thủ Đức, TP HCM. Đến năm 1997, xã Thủ Thiêm chuyển thành phường Thủ Thiêm thuộc quận 2 mới thành lập. Ảnh: Đầu hầm bên bán đảo Thủ Thiêm của đường hầm sông Sài Gòn.Từ một vùng đất um tùm cây cối, nhà cửa đường xá thưa thớt, từ năm 2005 bán đảo Thủ Thiêm đã thu hút được sự chú ý to lớn từ dư luận khi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP HCM phê duyệt. Ảnh: Đường Vùng châu thổ ở Thủ Thiêm.Dự án này được kỳ vọng đưa Thủ Thiêm trở thành một “Manhattan” của Sài Gòn - TP HCM với các trung tâm thương mại, tài chính, khu dân cư hiện đại hàng đầu khu vực. Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.Đến năm 2020, bán đảo Thủ Thiêm tiếp tục được “nâng tầm” với quyết định thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM, mà Thủ Thiêm là một đô thị trọng điểm của thành phố đặc biệt này. Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.Để đáp ứng những kế hoạch lớn, trong những năm qua, các công trường xây dựng đã hoạt động ngày đêm để làm diện mạo bán đảo Thủ Thiêm từng bước đổi thay. Ảnh: Một góc Thủ Thiêm với nhiều công trình đang hình thành.Phía sau những công trình sang trọng đang mọc lên nhanh chóng, bán đảo rộng lớn vẫn lưu giữ nhiều tên gọi đầy chất dân dã cho các địa điểm cụ thể, như bến đò Cây Bàng, rạch Cá Trê, đồn Giác Ngư, cầu Ông Cậy, cầu Bà Đào, xóm Than… Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.Những tên gọi đó cùng với tên gọi Thủ Thiêm chính là bằng chứng về đời sống của người xưa trên bán đảo, là dấu mốc cho các thế hệ tương lai nhìn về lịch sử của vùng đất mà mình sinh sống... Ảnh: Trên đường Nguyễn Cơ Thạch ở Thủ Thiêm.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Thuộc địa phận thành phố Thủ Đức, bán đảo Thủ Thiêm là một vùng đất có vị trí địa lý và lịch sử khá đặc biệt của Sài Gòn - TP HCM. Ảnh: Từ đường bờ kè bán đảo Thủ Thiêm nhìn về trumg tâm TP HCM.
Ngược dòng thời gian, Thủ Thiêm lần đầu tiên được biết đến vào thời chúa Nguyễn, thế kỷ 17, qua tên gọi xóm Tàu Ô. Khi đó, chúa Nguyễn đã đồng ý cho một nhóm người Hoa chạy trốn nhà Thanh cư trú ở bán đảo này. Ảnh: Từ bán đảo Thủ Thiêm nhìn về tòa nhà Landmark 81.
Đến cuối thế kỷ 18 thì tên gọi Thủ Thiêm xuất hiện. Trong tên gọi này, từ “Thủ” có nghĩa là đồn canh. Chính quyền chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã cho lập đồn binh tại đây để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn, bảo vệ vùng Gia Định. Ảnh: Một con rạch ở Thủ Thiêm.
Có thể người chỉ huy đồn binh ở bán đảo tên là Thiêm nên người ta gọi đồn binh là Thủ Thiêm. Theo thời gian, không còn ai nhớ ông Thiêm là ai, còn cái tên Thủ Thiêm đã trở thành tên vùng đất. Ảnh: Một góc Thủ Thiêm với sự tương phản giữa đô thị mới và khu vực chưa khai phá.
Trong một thời kỳ dài, Thủ Thiêm chỉ là một địa danh được lưu truyền trong nhân dân. Tên gọi này được hành chính hóa từ năm 1966, khi phường Thủ Thiêm được lập, ban đầu thuộc quận 1, sau thuộc quận 9 của Đô thành Sài Gòn. Ảnh: Giáo xứ Thủ Thiêm.
Từ năm 1976, phường Thủ Thiêm trở thành xã Thủ Thiêm thuộc huyện Thủ Đức, TP HCM. Đến năm 1997, xã Thủ Thiêm chuyển thành phường Thủ Thiêm thuộc quận 2 mới thành lập. Ảnh: Đầu hầm bên bán đảo Thủ Thiêm của đường hầm sông Sài Gòn.
Từ một vùng đất um tùm cây cối, nhà cửa đường xá thưa thớt, từ năm 2005 bán đảo Thủ Thiêm đã thu hút được sự chú ý to lớn từ dư luận khi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP HCM phê duyệt. Ảnh: Đường Vùng châu thổ ở Thủ Thiêm.
Dự án này được kỳ vọng đưa Thủ Thiêm trở thành một “Manhattan” của Sài Gòn - TP HCM với các trung tâm thương mại, tài chính, khu dân cư hiện đại hàng đầu khu vực. Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.
Đến năm 2020, bán đảo Thủ Thiêm tiếp tục được “nâng tầm” với quyết định thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM, mà Thủ Thiêm là một đô thị trọng điểm của thành phố đặc biệt này. Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.
Để đáp ứng những kế hoạch lớn, trong những năm qua, các công trường xây dựng đã hoạt động ngày đêm để làm diện mạo bán đảo Thủ Thiêm từng bước đổi thay. Ảnh: Một góc Thủ Thiêm với nhiều công trình đang hình thành.
Phía sau những công trình sang trọng đang mọc lên nhanh chóng, bán đảo rộng lớn vẫn lưu giữ nhiều tên gọi đầy chất dân dã cho các địa điểm cụ thể, như bến đò Cây Bàng, rạch Cá Trê, đồn Giác Ngư, cầu Ông Cậy, cầu Bà Đào, xóm Than… Ảnh: Khu đô thị Sa La ở Thủ Thiêm.
Những tên gọi đó cùng với tên gọi Thủ Thiêm chính là bằng chứng về đời sống của người xưa trên bán đảo, là dấu mốc cho các thế hệ tương lai nhìn về lịch sử của vùng đất mà mình sinh sống... Ảnh: Trên đường Nguyễn Cơ Thạch ở Thủ Thiêm.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.