Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng thường được du khách gần xa biết đến với những ngôi chùa Khmer mang kiến trúc độc đáo. Tên gọi của vùng đất này có một nguồn gốc như thế nào?Ảnh: Chùa Kh'leang ở Sóc Trăng.Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Sóc Trăng bắt nguồn từ tên gọi xưa của vùng đất này là Srok Kh'leang trong tiếng Khmer. Trong đó “Srok” nghĩa là "xứ", "cõi", “Kh'leang” là "kho", "vựa". Ảnh: Chùa Kh'leang ở Sóc Trăng.Srok Kh'leang là xứ có nhiều kho, vựa, cũng thường được hiểu theo nghĩa là nơi có kho chứa vàng bạc của vua. Có lẽ tên gọi này bắt nguồn từ việc vùng đất Sóc Trăng thuở xa xưa là một nơi giàu có, nền sản xuất, thương mại phát triển mạnh. Ảnh: Chùa Dơi ở Sóc Trăng.Theo một cách lý giải khác, chữ "Trăng" trong tên gọi địa danh Sóc Trăng xuất phát từ "Tréang" – có nghĩa là cây sậy trong tiếng Khmer, là loại cây có khá nhiều tại vùng đất này trước đây. Và "Srok Tréang" là vùng đất sậy mọc nhiều. Ảnh: Chùa Dơi ở Sóc Trăng.Khi đến định cư ở vùng đất này, người Việt phiên âm Srok Kh'leang thành "Sốc-Kha-Lang", rồi theo thời gian mà biến đổi thành “Sóc Trăng”. Ảnh: Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng.Tên gọi Sóc Trăng lại được người đời thi vị hóa thành Sông Trăng. Từ cách gọi tên này mà dưới triều Minh Mạng, tên Sóc Trăng được đổi thành Nguyệt Giang – nghĩa là Sông Trăng theo nghĩa Hán – Việt. Ảnh: Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng.Dưới thời Nguyễn, Sóc Trăng thuộc địa giới phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Vào thời thuộc Pháp, năm 1900, tỉnh Sóc Trăng được thành lập. Trong đợt thay đổi địa giới hành chính 1956, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu sáp nhập thành tỉnh Ba Xuyên. Ảnh: Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng.Sau ngày đất nước thống nhất, từ năm 1976, Sóc Trăng và Cần Thơ được sáp nhập để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Đến năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng.Ngày nay, Sóc Trăng là địa danh du lịch đặc sắc ở miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp, tỉnh Sóc Trăng còn có nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống và đặc sản rất hấp dẫn... Ảnh: Đặc sản bún nước lèo Sóc Trăng.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng thường được du khách gần xa biết đến với những ngôi chùa Khmer mang kiến trúc độc đáo. Tên gọi của vùng đất này có một nguồn gốc như thế nào?Ảnh: Chùa Kh'leang ở Sóc Trăng.
Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Sóc Trăng bắt nguồn từ tên gọi xưa của vùng đất này là Srok Kh'leang trong tiếng Khmer. Trong đó “Srok” nghĩa là "xứ", "cõi", “Kh'leang” là "kho", "vựa". Ảnh: Chùa Kh'leang ở Sóc Trăng.
Srok Kh'leang là xứ có nhiều kho, vựa, cũng thường được hiểu theo nghĩa là nơi có kho chứa vàng bạc của vua. Có lẽ tên gọi này bắt nguồn từ việc vùng đất Sóc Trăng thuở xa xưa là một nơi giàu có, nền sản xuất, thương mại phát triển mạnh. Ảnh: Chùa Dơi ở Sóc Trăng.
Theo một cách lý giải khác, chữ "Trăng" trong tên gọi địa danh Sóc Trăng xuất phát từ "Tréang" – có nghĩa là cây sậy trong tiếng Khmer, là loại cây có khá nhiều tại vùng đất này trước đây. Và "Srok Tréang" là vùng đất sậy mọc nhiều. Ảnh: Chùa Dơi ở Sóc Trăng.
Khi đến định cư ở vùng đất này, người Việt phiên âm Srok Kh'leang thành "Sốc-Kha-Lang", rồi theo thời gian mà biến đổi thành “Sóc Trăng”. Ảnh: Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng.
Tên gọi Sóc Trăng lại được người đời thi vị hóa thành Sông Trăng. Từ cách gọi tên này mà dưới triều Minh Mạng, tên Sóc Trăng được đổi thành Nguyệt Giang – nghĩa là Sông Trăng theo nghĩa Hán – Việt. Ảnh: Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng.
Dưới thời Nguyễn, Sóc Trăng thuộc địa giới phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Vào thời thuộc Pháp, năm 1900, tỉnh Sóc Trăng được thành lập. Trong đợt thay đổi địa giới hành chính 1956, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu sáp nhập thành tỉnh Ba Xuyên. Ảnh: Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng.
Sau ngày đất nước thống nhất, từ năm 1976, Sóc Trăng và Cần Thơ được sáp nhập để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Đến năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng.
Ngày nay, Sóc Trăng là địa danh du lịch đặc sắc ở miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp, tỉnh Sóc Trăng còn có nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống và đặc sản rất hấp dẫn... Ảnh: Đặc sản bún nước lèo Sóc Trăng.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.