Vào đầu những năm 1930, nhiều nước trên thế giới trong đó có Đức nở rộ dịch vụ du lịch bằng khinh khí cầu. Trong đó, khinh khí cầu Hindenburg là một trong những niềm tự hào của Đức.Đến năm 1937, Hindenburg là khinh khí cầu thương mại lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Nó có chiều dài 245m, đường kính 41,2m và có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h.Khinh khí cầu khổng lồ này của Đức có sức chứa 72 người. Bên trong có phòng ăn, phòng nghỉ, quầy bar, phòng hút thuốc và một số tiện ích khác dành cho du khách. Đặc biệt, khi di chuyển trên khinh khí cầu Hindenburg, du khách có thể mở cửa sổ để ngắm cảnh từ trên cao.Khinh khí cầu Hindenburg thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 3/1936. Nó chủ yếu thực hiện các chuyến hành trình từ Đức đến khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Thế nhưng, ngày 6/5/1937 trở thành thời điểm "đen tối" với khinh khí cầu Hindenburg. Nó khởi hành từ Frankfurt, Đức đến New Jersey, Mỹ từ ngày 3/5.Do thời tiết ở New Jersey không thuận lợi nên khinh khí cầu Hindenburg không thể hạ cánh tại đó như dự định. Theo đó, cơ trưởng cho khinh khí cầu tiến hạnh hạ cánh ở Lakehurst vào khoảng 19h ngày 6/5.Khoảng 25 phút sau, lửa bất ngờ bùng phát ở phía đuôi khinh khí cầu Hindenburg. Kế đến, lửa nhanh chóng lan rộng. Theo một số nhân chứng, khinh khí cầu Hindenburg cháy rụi hoàn toàn trong vòng chưa đến 1 phút. Do sự cố diễn ra quá nhanh lên một số người nhảy qua cửa sổ xuống đất để thoát thân. Dù vậy, 35 trong tổng số 97 người trên khinh khí cầu Hindenburg thiệt mạng.Sau khi xảy ra thảm kịch kinh hoàng trên, giới chức trách tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc. Thế nhưng, do khinh khí cầu Hindenburg cháy rụi hoàn toàn khiến các nhà điều tra không thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm họa tồi tệ này.Vì vậy, một số chuyên gia suy đoán có thể khinh khí cầu Hindenburg bị rò rỉ khí hydro. Khi tiếp xúc với oxy trong môi trường tạo thành lửa.Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, thảm kịch tồi tệ này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Sau cái chết của 35 người, kỷ nguyên du lịch bằng khinh khí cầu chấm dứt bởi không ai muốn đi trên phương tiện có nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm như vậy. Mời độc giả xem video: Biến chủng COVID-19 hoàn toàn mới vừa xuất hiện tại Đức. Nguồn: VTV24.
Vào đầu những năm 1930, nhiều nước trên thế giới trong đó có Đức nở rộ dịch vụ du lịch bằng khinh khí cầu. Trong đó, khinh khí cầu Hindenburg là một trong những niềm tự hào của Đức.
Đến năm 1937, Hindenburg là khinh khí cầu thương mại lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Nó có chiều dài 245m, đường kính 41,2m và có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h.
Khinh khí cầu khổng lồ này của Đức có sức chứa 72 người. Bên trong có phòng ăn, phòng nghỉ, quầy bar, phòng hút thuốc và một số tiện ích khác dành cho du khách. Đặc biệt, khi di chuyển trên khinh khí cầu Hindenburg, du khách có thể mở cửa sổ để ngắm cảnh từ trên cao.
Khinh khí cầu Hindenburg thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 3/1936. Nó chủ yếu thực hiện các chuyến hành trình từ Đức đến khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Thế nhưng, ngày 6/5/1937 trở thành thời điểm "đen tối" với khinh khí cầu Hindenburg. Nó khởi hành từ Frankfurt, Đức đến New Jersey, Mỹ từ ngày 3/5.
Do thời tiết ở New Jersey không thuận lợi nên khinh khí cầu Hindenburg không thể hạ cánh tại đó như dự định. Theo đó, cơ trưởng cho khinh khí cầu tiến hạnh hạ cánh ở Lakehurst vào khoảng 19h ngày 6/5.
Khoảng 25 phút sau, lửa bất ngờ bùng phát ở phía đuôi khinh khí cầu Hindenburg. Kế đến, lửa nhanh chóng lan rộng. Theo một số nhân chứng, khinh khí cầu Hindenburg cháy rụi hoàn toàn trong vòng chưa đến 1 phút. Do sự cố diễn ra quá nhanh lên một số người nhảy qua cửa sổ xuống đất để thoát thân. Dù vậy, 35 trong tổng số 97 người trên khinh khí cầu Hindenburg thiệt mạng.
Sau khi xảy ra thảm kịch kinh hoàng trên, giới chức trách tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc. Thế nhưng, do khinh khí cầu Hindenburg cháy rụi hoàn toàn khiến các nhà điều tra không thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm họa tồi tệ này.
Vì vậy, một số chuyên gia suy đoán có thể khinh khí cầu Hindenburg bị rò rỉ khí hydro. Khi tiếp xúc với oxy trong môi trường tạo thành lửa.
Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, thảm kịch tồi tệ này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Sau cái chết của 35 người, kỷ nguyên du lịch bằng khinh khí cầu chấm dứt bởi không ai muốn đi trên phương tiện có nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm như vậy.
Mời độc giả xem video: Biến chủng COVID-19 hoàn toàn mới vừa xuất hiện tại Đức. Nguồn: VTV24.