Nhiếp ảnh gia Roland Verant, 35 tuổi, đến từ Vienna đã ghé thăm Pripyat - thành phố “ma” sau thảm họa hạt nhân Chernobyl 29 năm trước. Trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ trên, Pripyat là thành phố khá sầm uất khi có tới 50.000 cư dân sinh sống. Không ai có thể ngờ rằng thành phố này bị bỏ hoang một cách đột ngột và kinh hoàng đến như vậy vào năm 1986.Thành phố "ma" Pripyat nằm cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl khoảng 3 km. Do đó, khi nhà máy Chernobyl gặp sự cố, toàn bộ khu vực lân cận bị nhiễm phóng xạ nặng nên chính quyền đã di tản hết người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trên. Trong ảnh là một con gấu nằm chỏng chơ trong một căn phòng bỏ hoang với các đồ đạc bị hư hại nặng.Pripyat trở thành cấm địa, hạn chế người ra vào do mức độ phóng xạ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bất chấp nguy hiểm, một số họa sĩ vẽ graffiti lén vào bên trong và vẽ lên tường của một tòa nhà ở thành phố "ma" Pripyat.Mặt nạ phòng độc vẫn ở yên vị trí cũ kể từ khi con người sơ tán khỏi Pripyat sau sự cố hạt nhân gần 30 năm trước.Tất cả người dân, chuyên gia khoa học, nhân viên quân sự.... đã vội vã sơ tán khỏi thành phố Pripyat sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân. Do di chuyển vội vã nên nhiều tài sản, đồ dùng gia đình... bị bỏ lại.Khung cảnh hoang tàn, ớn lạnh ở Pripyat khiến nhiều người không khỏi rùng mình.Hai chiếc bình nghiên cứu của các nhà khoa học bị bỏ lại khi người dân rời khỏi Pripyat.Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất ở Pripyat xuống cấp, bị hoen rỉ theo năm tháng.Hàng chục ô tô xếp chồng lên nhau nằm trơ trọi giữa thiên nhiên gợi nên khung cảnh tàn tạ, thê lương.Ngay cả khu vực hội chợ nhộn nhịp trước kia cũng không tránh khỏi số phận xuống cấp, bị thời gian, mưa nắng tàn phá.
Nhiếp ảnh gia Roland Verant, 35 tuổi, đến từ Vienna đã ghé thăm Pripyat - thành phố “ma” sau thảm họa hạt nhân Chernobyl 29 năm trước. Trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ trên, Pripyat là thành phố khá sầm uất khi có tới 50.000 cư dân sinh sống. Không ai có thể ngờ rằng thành phố này bị bỏ hoang một cách đột ngột và kinh hoàng đến như vậy vào năm 1986.
Thành phố "ma" Pripyat nằm cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl khoảng 3 km. Do đó, khi nhà máy Chernobyl gặp sự cố, toàn bộ khu vực lân cận bị nhiễm phóng xạ nặng nên chính quyền đã di tản hết người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trên. Trong ảnh là một con gấu nằm chỏng chơ trong một căn phòng bỏ hoang với các đồ đạc bị hư hại nặng.
Pripyat trở thành cấm địa, hạn chế người ra vào do mức độ phóng xạ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bất chấp nguy hiểm, một số họa sĩ vẽ graffiti lén vào bên trong và vẽ lên tường của một tòa nhà ở thành phố "ma" Pripyat.
Mặt nạ phòng độc vẫn ở yên vị trí cũ kể từ khi con người sơ tán khỏi Pripyat sau sự cố hạt nhân gần 30 năm trước.
Tất cả người dân, chuyên gia khoa học, nhân viên quân sự.... đã vội vã sơ tán khỏi thành phố Pripyat sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân. Do di chuyển vội vã nên nhiều tài sản, đồ dùng gia đình... bị bỏ lại.
Khung cảnh hoang tàn, ớn lạnh ở Pripyat khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
Hai chiếc bình nghiên cứu của các nhà khoa học bị bỏ lại khi người dân rời khỏi Pripyat.
Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất ở Pripyat xuống cấp, bị hoen rỉ theo năm tháng.
Hàng chục ô tô xếp chồng lên nhau nằm trơ trọi giữa thiên nhiên gợi nên khung cảnh tàn tạ, thê lương.
Ngay cả khu vực hội chợ nhộn nhịp trước kia cũng không tránh khỏi số phận xuống cấp, bị thời gian, mưa nắng tàn phá.