Hồ Tây ở Hà Nội còn gọi là hồ Kim Ngưu, tức Trâu Vàng. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, trong những lý giải khác nhau cho tên hồ có truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không, Quốc sư triều Lý, người đã đúc chuông lớn bằng đồng đen lấy về từ phương Bắc. Tiếng chuông vang vọng khiến con trâu vàng từ bên đó chạy sang tìm mẹ, làm đất sụt xuống thành hồ lớn, sau gọi là hồ Kim Ngưu, tức hồ Tây ngày nay. Ảnh: Giang Trịnh.Theo Cổng TTĐT Hà Nội, ngoài tên gọi Kim Ngưu, tức Trâu Vàng, qua nhiều thời kỳ, hồ Tây còn có những tên khác như đầm Xác Cáo, hồ Lãng Bạc (tức hồ đầy sóng vỗ), hồ Dâm Đàm (tức hồ mù sương) hay Đoài Hồ (quẻ Đoài thuộc phương Tây, chỉ ý nghĩa như Tây Hồ). Mỗi tên gọi đều gắn với những câu chuyện riêng thú vị. Ảnh: Giang Trịnh.Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ ở TP Hà Nội. Quận này hiện có 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La và Yên Phụ. Ảnh: Giang Trịnh.Đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, dài gần 1 km. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, ngày 16/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nơi đây và đặt tên là đường Thanh Niên. Ảnh: Hoàng Hà.Chùa Trấn Quốc nổi tiếng nằm trên một đảo nhỏ ở phía đông hồ Tây, gần sát đường Thanh Niên. Theo Cổng TTĐT quận Tây Hồ, chùa có lịch sử 15 thế kỷ, mang tên Trấn Quốc từ thời vua Lê Hy Tông, khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705). Ảnh: Việt Linh.Bảo tháp lục độ đài sen là một điểm nhấn nổi bật ở chùa Trấn Quốc. Công trình gồm 11 tầng, cao 15 m, mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, đỉnh tháp có 9 tầng đài sen. Ảnh: Roman Babakin.Phủ Tây Hồ là địa điểm nổi tiếng nằm ven hồ Tây, thờ Liễu Hạnh công chúa, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam. Những truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh được ghi chép trong sử sách, lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ảnh: Việt Linh. 40 giây tái hiện nhịp sống vội vã của thủ đô Cuộc sống ở Hà Nội luôn ồn ã và sôi động. Nhịp sống tấp nập ở thủ đô được tái hiện hoàn hảo qua thước phim timelapse.
Hồ Tây ở Hà Nội còn gọi là hồ Kim Ngưu, tức Trâu Vàng. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, trong những lý giải khác nhau cho tên hồ có truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không, Quốc sư triều Lý, người đã đúc chuông lớn bằng đồng đen lấy về từ phương Bắc. Tiếng chuông vang vọng khiến con trâu vàng từ bên đó chạy sang tìm mẹ, làm đất sụt xuống thành hồ lớn, sau gọi là hồ Kim Ngưu, tức hồ Tây ngày nay. Ảnh: Giang Trịnh.
Theo Cổng TTĐT Hà Nội, ngoài tên gọi Kim Ngưu, tức Trâu Vàng, qua nhiều thời kỳ, hồ Tây còn có những tên khác như đầm Xác Cáo, hồ Lãng Bạc (tức hồ đầy sóng vỗ), hồ Dâm Đàm (tức hồ mù sương) hay Đoài Hồ (quẻ Đoài thuộc phương Tây, chỉ ý nghĩa như Tây Hồ). Mỗi tên gọi đều gắn với những câu chuyện riêng thú vị. Ảnh: Giang Trịnh.
Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ ở TP Hà Nội. Quận này hiện có 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La và Yên Phụ. Ảnh: Giang Trịnh.
Đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, dài gần 1 km. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, ngày 16/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nơi đây và đặt tên là đường Thanh Niên. Ảnh: Hoàng Hà.
Chùa Trấn Quốc nổi tiếng nằm trên một đảo nhỏ ở phía đông hồ Tây, gần sát đường Thanh Niên. Theo Cổng TTĐT quận Tây Hồ, chùa có lịch sử 15 thế kỷ, mang tên Trấn Quốc từ thời vua Lê Hy Tông, khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705). Ảnh: Việt Linh.
Bảo tháp lục độ đài sen là một điểm nhấn nổi bật ở chùa Trấn Quốc. Công trình gồm 11 tầng, cao 15 m, mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, đỉnh tháp có 9 tầng đài sen. Ảnh: Roman Babakin.
Phủ Tây Hồ là địa điểm nổi tiếng nằm ven hồ Tây, thờ Liễu Hạnh công chúa, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam. Những truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh được ghi chép trong sử sách, lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ảnh: Việt Linh.
40 giây tái hiện nhịp sống vội vã của thủ đô Cuộc sống ở Hà Nội luôn ồn ã và sôi động. Nhịp sống tấp nập ở thủ đô được tái hiện hoàn hảo qua thước phim timelapse.