Năm 1403 sau Công nguyên, Yên Vương Chu Đệ cướp ngôi, rời đô về Bắc Kinh và xây Tử Cấm Thành. 6 năm sau, ông ta cho xây dựng quần thể cung quán trên núi Võ Đang. Quy mô kiến trúc theo phong cách hoàng gia. Vì thế, Võ Đang toàn chân giáo trở thành đạo trường hoàng gia của vương triều nhà Minh. Ảnh chụp vào ngày 11/4/2014, tiết xuân đang đến trên núi Võ Đang. Hoàng hôn buông xuống, mây mờ huyền ảo che kín không gian. Đây là Cố Sư Ninh, truyền nhân đời thứ 15 của Võ Đang Tam Phong đang tu luyện trên đỉnh núi Võ Đang. Đạo giáo truyền thống Trung Quốc bắt đầu từ thời Đông Hán. Trước Tùy Đường, các đạo nhân tu luyện chủ yếu dựa vào việc uống đơn dược để mong trường sinh bất tử. Đến Ngũ đại cuối nhà Đường, xã hội rối ren, loạn lạc, rất nhiều các học giả, đại phu lần lượt đi tu với chủ trương: Dùng cơ thể mình làm lò luyện linh đan. Lấy "tinh thần" và "khí chất" của cơ thể để làm thuốc. Vận dụng "thần" để luyện tập đấy chính là chiêu thức thiền mà chúng ta thường thấy.Đây là hình ảnh cung Thái Hòa ở Kim Đỉnh trên núi Võ Đang đang chìm trong sương lạnh của mùa đông. Phần lớn các đạo quán trên núi Võ Đang đã bị bỏ hoang. Nhưng cung Thái Hòa và cung Tử Tiêu vẫn là những kiến trúc đời nhà Minh còn tồn tại và được lưu giữ hoàn chỉnh nhất cho đến ngày nay. Đạo gia coi Càn là Thiên, Khôn là Địa. Vạn vật sinh sôi và phát triển trong sự cân bằng âm dương của trời đất. Nam đạo sĩ được gọi là Càn đạo. Nữ đạo sĩ được gọi là Khôn đạo. Cung Thái Hòa chính là nơi dành cho các Càn đạo tu luyện.Khi những tia nắng bình minh đầu ngày chiếu xuống núi Võ Đang sẽ chiếu rọi vào quảng trường Tử Tiêu đầu tiên. Cung Tử Tiêu được rừng tùng bách cổ thụ bao quanh, nên những tia nắng chiếu rọi vào đây cũng tạo nên một thứ ánh sáng lấp lánh, đẹp đẽ. Đây chính là nơi dành cho các Khôn đạo tu luyện. Đi qua các bậc tam cấp ở cung Tử Tiêu sẽ hòa quyện vào những làn khói thơm vấn vít tỏa ra từ những lư hương. Tiếng sáo trúc réo rắt hòa với tiếng tụng kinh phát ra từ đại điện, đó chính là sự mở đầu một ngày mới dành cho các Khôn đạoSau khi tan buổi học sáng, đạo trưởng sẽ cùng đến chay phòng dùng cơm chay. Sau bữa cơm, mọi người sẽ trở về trực điện tại điện đường mình được phân công. Họ phải dâng thêm hương cho Huyền Vũ, giúp khách hành hương cầu nguyện. Đây là mũ của Khôn đạo pháo sư. Nó chỉ được dùng khi làm pháp sư hoặc khi giao lưu với thần đạo. Đôi giày của các đạo sĩ được gọi là giày thập phương. Trên giày có 10 lỗ thủng, tượng trưng cho 10 phương. Khi đi giày, kết hợp với vân mạt (tất mây) với ý rằng cưỡi mây đi 10 phương không ai địch được.Khi hoàng hôn buông xuống, khách thập phương cũng dần dần rời khỏi cung Tử Tiêu mang đi theo sự ồn ào của chốn nhân gian, trả lại nơi đây vẻ tĩnh mịch, thâm nghiêm. Sương thu dày đặc bao phủ khiến nơi đây càng trở nên huyền ảo, kỳ bí.Trong ảnh là một thanh niên tên Tiểu Kỳ đến từ Sơn Đông. Anh ta đã tốt nghiệp một trường đại học danh giá. Sau hai năm đi làm và có những thành công nhất định, Tiểu Kỳ vẫn thấy không có hứng thú với cuộc sống trần tục. Anh muốn tìm kiếm sự yên tĩnh trong tâm hồn. Vì thế, anh đã quyết định lên núi Võ Đang tu hành. Anh cũng dự định sẽ dồn tâm sức nghiên cứu về văn hóa Đạo giáo.Đối với những người có nguyện vọng muốn xuất gia đều sẽ được trình thủ tục lên cung Tử Tiêu và được hội trưởng phỏng vấn. Phải ở lại hai năm trên núi Võ Đang để thử thách mới được chính thức xuất gia. Sau vài ngày, tiểu Kỳ sẽ nhận được thông báo từ hội trưởng và được đưa đến thử thách tu hành tại Ngũ Long cung. Trong ảnh là một sư huynh của tiểu Kỳ.Cung Ngũ Long là một đạo quán cổ xưa đã bị bỏ hoang. Từ nay, việc trồng rau, giặt giũ quần áo, nấu nướng dọn dẹp anh phải tự tay mình làm. Một mình Tiểu Kỳ đứng trong làn mưa bụi nhìn về phía thung lũng. Kể từ hôm nay, Tiểu Kỳ có được cái duyên với Đạo hay không còn xem anh ấy được người sư huynh của mình thử thách ra sao tại cung Ngũ Long.Trong ảnh là đạo trưởng Mộc Dịch, người chuyên trồng hoa trong cung Tử Tiêu. Người xuất gia không hỏi về tiền thế. Mộc Dịch đạo trưởng là người rất kiệm lời. Thân thế của ông ít ai biết, chỉ biết rằng ông là người rất yêu hoa. Ở Tử Tiêu cung này quanh năm hoa nở đều do ông tự tay trồng và chăm bón.Trên núi Võ Đang, mỗi vị đạo trưởng đều có một căn phòng riêng. Nhưng riêng Mộc Dịch đạo trưởng thường thích sống một mình tại một căn phòng ngay trong vườn hoa nhỏ. Mộc Dịch đạo trưởng trồng, chăm sóc hoa, luyện công, nói chuyện hay ăn uống, bất kể việc gì ông cũng đều rất từ tốn. Đi đâu cũng một mình, tâm hồn luôn thư thái phiêu du với vạn vật. Ông thường nói rằng, khu vườn này có rất nhiều sinh vật của tự nhiên. Cỏ cây hoa lá, chim chóc, tạ ơn cao của trời đã ban cho vạn vật sinh sôi.Trong ảnh là Nhạn đạo trưởng đang luyện tập vào sáng sớm trên con đường dẫn lên núi Võ Đang. Cảnh sắc vô cùng thanh bình. Khi còn là thiếu nữ, vốn là đứa trẻ sống nội tâm nên thường trầm lặng ít nói, hạn chế giao tiếp với bạn học. Khi học trung học, vì có mâu thuẫn với bạn học mà bà cảm thấy không thể hòa hợp được nên đã nghỉ học ở nhà.Cha mẹ là những người tín Đạo giáo. Sau khi nghỉ học, bà thường theo mẹ đến đạo quán đọc kinh thắp hương, nên cũng cảm thấy có cơ duyên với Đạo giáo. Bản thân bà đã từng đến Thâm Quyến để làm công nhân, từng đổi qua mấy công việc khác nhau nhưng đều cảm thấy không thích hợp. Quan trọng nhất là tâm trạng không thấy thoải mái. Cuối cùng bà đã chọn Đạo giáo để làm mục đích sống. Cho đến bây giờ bà đã tu hành được 15 năm. Mẹ của Nhạn đạo trưởng cũng là người vấn cao tóc và ăn vận giống như một đạo sĩ.Trên núi Võ Đang, bất kể là Càn đạo, Khôn đạo và người có đức hạnh đều được gọi bằng "Gia". Khôn đạo Hạ Gia đã ngoài 80 tuổi. Đôi chân tập tễnh, đi lại phải vịn vào lan can nhưng Hạ Gia vẫn kiên quyết nhận trực điện ở tháp chuông để giúp khách hành hương đánh chuông cầu nguyện. Hạ Gia mồ côi từ nhỏ. Cuộc đời thăng trầm nếm trải đủ đau khổ của cõi nhân gian. Sau khi đến quy y cửa Đạo, thành tâm tu luyện, toàn tâm thiện đãi chúng sinh. Tuy bà biết rất ít chữ , nhưng tư duy vô cùng nhạy bén và tự mình có được kiến giải về Đạo pháp. Buổi sáng, Hạ Gia vẫn luyện công ở quảng trường Tử Tiêu. Tuy tuổi đã cao nhưng do ngồi thiền đã lâu nên đôi chân của Hạ Gia vẫn rất mau lẹ, đá rất cao và thẳng. Khi màn đêm buông xuống, Hạ Gia lại đến phòng của nhiếp ảnh gia thích thú kích chuột ngắm những hình ảnh của mình và các đạo hữu được chụp và lưu lại trên máy tính. Hạ Gia rất thích chụp ảnh ở cung Tử Tiêu vì bà lý giải rằng đây là hoằng dương Đạo pháp, để tích công đức cho Tổ sư gia.Người xuất gia không có nghỉ hưu như các nghề khác. Vì thế Hạ Gia cũng như các đạo hữu khác, kể từ khi gia nhập Võ Đang toàn chân đạo môn, từ ngày này qua ngày khác, năm này đến năm khác, kiên quyết chay tịnh, tuân thủ giới luật, giữ cho tâm tịnh không ham muốn, làm bạn với đèn, cả đời đức hạnh. Mỗi khi hoàng hôn xuống, núi Võ Đang lại chìm trong sương mù dày đặc, huyền ảo mơ hồ như cõi bồng lai tiên cảnh. Cho đến bây giờ, rất nhiều các tư tưởng của Đạo giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của người dân Trung Quốc.
Năm 1403 sau Công nguyên, Yên Vương Chu Đệ cướp ngôi, rời đô về Bắc Kinh và xây Tử Cấm Thành. 6 năm sau, ông ta cho xây dựng quần thể cung quán trên núi Võ Đang. Quy mô kiến trúc theo phong cách hoàng gia. Vì thế, Võ Đang toàn chân giáo trở thành đạo trường hoàng gia của vương triều nhà Minh. Ảnh chụp vào ngày 11/4/2014, tiết xuân đang đến trên núi Võ Đang. Hoàng hôn buông xuống, mây mờ huyền ảo che kín không gian.
Đây là Cố Sư Ninh, truyền nhân đời thứ 15 của Võ Đang Tam Phong đang tu luyện trên đỉnh núi Võ Đang. Đạo giáo truyền thống Trung Quốc bắt đầu từ thời Đông Hán. Trước Tùy Đường, các đạo nhân tu luyện chủ yếu dựa vào việc uống đơn dược để mong trường sinh bất tử. Đến Ngũ đại cuối nhà Đường, xã hội rối ren, loạn lạc, rất nhiều các học giả, đại phu lần lượt đi tu với chủ trương: Dùng cơ thể mình làm lò luyện linh đan. Lấy "tinh thần" và "khí chất" của cơ thể để làm thuốc. Vận dụng "thần" để luyện tập đấy chính là chiêu thức thiền mà chúng ta thường thấy.
Đây là hình ảnh cung Thái Hòa ở Kim Đỉnh trên núi Võ Đang đang chìm trong sương lạnh của mùa đông. Phần lớn các đạo quán trên núi Võ Đang đã bị bỏ hoang. Nhưng cung Thái Hòa và cung Tử Tiêu vẫn là những kiến trúc đời nhà Minh còn tồn tại và được lưu giữ hoàn chỉnh nhất cho đến ngày nay. Đạo gia coi Càn là Thiên, Khôn là Địa. Vạn vật sinh sôi và phát triển trong sự cân bằng âm dương của trời đất. Nam đạo sĩ được gọi là Càn đạo. Nữ đạo sĩ được gọi là Khôn đạo. Cung Thái Hòa chính là nơi dành cho các Càn đạo tu luyện.
Khi những tia nắng bình minh đầu ngày chiếu xuống núi Võ Đang sẽ chiếu rọi vào quảng trường Tử Tiêu đầu tiên. Cung Tử Tiêu được rừng tùng bách cổ thụ bao quanh, nên những tia nắng chiếu rọi vào đây cũng tạo nên một thứ ánh sáng lấp lánh, đẹp đẽ. Đây chính là nơi dành cho các Khôn đạo tu luyện. Đi qua các bậc tam cấp ở cung Tử Tiêu sẽ hòa quyện vào những làn khói thơm vấn vít tỏa ra từ những lư hương. Tiếng sáo trúc réo rắt hòa với tiếng tụng kinh phát ra từ đại điện, đó chính là sự mở đầu một ngày mới dành cho các Khôn đạo
Sau khi tan buổi học sáng, đạo trưởng sẽ cùng đến chay phòng dùng cơm chay. Sau bữa cơm, mọi người sẽ trở về trực điện tại điện đường mình được phân công. Họ phải dâng thêm hương cho Huyền Vũ, giúp khách hành hương cầu nguyện. Đây là mũ của Khôn đạo pháo sư. Nó chỉ được dùng khi làm pháp sư hoặc khi giao lưu với thần đạo. Đôi giày của các đạo sĩ được gọi là giày thập phương. Trên giày có 10 lỗ thủng, tượng trưng cho 10 phương. Khi đi giày, kết hợp với vân mạt (tất mây) với ý rằng cưỡi mây đi 10 phương không ai địch được.
Khi hoàng hôn buông xuống, khách thập phương cũng dần dần rời khỏi cung Tử Tiêu mang đi theo sự ồn ào của chốn nhân gian, trả lại nơi đây vẻ tĩnh mịch, thâm nghiêm. Sương thu dày đặc bao phủ khiến nơi đây càng trở nên huyền ảo, kỳ bí.
Trong ảnh là một thanh niên tên Tiểu Kỳ đến từ Sơn Đông. Anh ta đã tốt nghiệp một trường đại học danh giá. Sau hai năm đi làm và có những thành công nhất định, Tiểu Kỳ vẫn thấy không có hứng thú với cuộc sống trần tục. Anh muốn tìm kiếm sự yên tĩnh trong tâm hồn. Vì thế, anh đã quyết định lên núi Võ Đang tu hành. Anh cũng dự định sẽ dồn tâm sức nghiên cứu về văn hóa Đạo giáo.
Đối với những người có nguyện vọng muốn xuất gia đều sẽ được trình thủ tục lên cung Tử Tiêu và được hội trưởng phỏng vấn. Phải ở lại hai năm trên núi Võ Đang để thử thách mới được chính thức xuất gia. Sau vài ngày, tiểu Kỳ sẽ nhận được thông báo từ hội trưởng và được đưa đến thử thách tu hành tại Ngũ Long cung. Trong ảnh là một sư huynh của tiểu Kỳ.
Cung Ngũ Long là một đạo quán cổ xưa đã bị bỏ hoang. Từ nay, việc trồng rau, giặt giũ quần áo, nấu nướng dọn dẹp anh phải tự tay mình làm. Một mình Tiểu Kỳ đứng trong làn mưa bụi nhìn về phía thung lũng. Kể từ hôm nay, Tiểu Kỳ có được cái duyên với Đạo hay không còn xem anh ấy được người sư huynh của mình thử thách ra sao tại cung Ngũ Long.
Trong ảnh là đạo trưởng Mộc Dịch, người chuyên trồng hoa trong cung Tử Tiêu. Người xuất gia không hỏi về tiền thế. Mộc Dịch đạo trưởng là người rất kiệm lời. Thân thế của ông ít ai biết, chỉ biết rằng ông là người rất yêu hoa. Ở Tử Tiêu cung này quanh năm hoa nở đều do ông tự tay trồng và chăm bón.
Trên núi Võ Đang, mỗi vị đạo trưởng đều có một căn phòng riêng. Nhưng riêng Mộc Dịch đạo trưởng thường thích sống một mình tại một căn phòng ngay trong vườn hoa nhỏ. Mộc Dịch đạo trưởng trồng, chăm sóc hoa, luyện công, nói chuyện hay ăn uống, bất kể việc gì ông cũng đều rất từ tốn. Đi đâu cũng một mình, tâm hồn luôn thư thái phiêu du với vạn vật. Ông thường nói rằng, khu vườn này có rất nhiều sinh vật của tự nhiên. Cỏ cây hoa lá, chim chóc, tạ ơn cao của trời đã ban cho vạn vật sinh sôi.
Trong ảnh là Nhạn đạo trưởng đang luyện tập vào sáng sớm trên con đường dẫn lên núi Võ Đang. Cảnh sắc vô cùng thanh bình. Khi còn là thiếu nữ, vốn là đứa trẻ sống nội tâm nên thường trầm lặng ít nói, hạn chế giao tiếp với bạn học. Khi học trung học, vì có mâu thuẫn với bạn học mà bà cảm thấy không thể hòa hợp được nên đã nghỉ học ở nhà.
Cha mẹ là những người tín Đạo giáo. Sau khi nghỉ học, bà thường theo mẹ đến đạo quán đọc kinh thắp hương, nên cũng cảm thấy có cơ duyên với Đạo giáo. Bản thân bà đã từng đến Thâm Quyến để làm công nhân, từng đổi qua mấy công việc khác nhau nhưng đều cảm thấy không thích hợp. Quan trọng nhất là tâm trạng không thấy thoải mái. Cuối cùng bà đã chọn Đạo giáo để làm mục đích sống. Cho đến bây giờ bà đã tu hành được 15 năm. Mẹ của Nhạn đạo trưởng cũng là người vấn cao tóc và ăn vận giống như một đạo sĩ.
Trên núi Võ Đang, bất kể là Càn đạo, Khôn đạo và người có đức hạnh đều được gọi bằng "Gia". Khôn đạo Hạ Gia đã ngoài 80 tuổi. Đôi chân tập tễnh, đi lại phải vịn vào lan can nhưng Hạ Gia vẫn kiên quyết nhận trực điện ở tháp chuông để giúp khách hành hương đánh chuông cầu nguyện. Hạ Gia mồ côi từ nhỏ. Cuộc đời thăng trầm nếm trải đủ đau khổ của cõi nhân gian. Sau khi đến quy y cửa Đạo, thành tâm tu luyện, toàn tâm thiện đãi chúng sinh. Tuy bà biết rất ít chữ , nhưng tư duy vô cùng nhạy bén và tự mình có được kiến giải về Đạo pháp.
Buổi sáng, Hạ Gia vẫn luyện công ở quảng trường Tử Tiêu. Tuy tuổi đã cao nhưng do ngồi thiền đã lâu nên đôi chân của Hạ Gia vẫn rất mau lẹ, đá rất cao và thẳng. Khi màn đêm buông xuống, Hạ Gia lại đến phòng của nhiếp ảnh gia thích thú kích chuột ngắm những hình ảnh của mình và các đạo hữu được chụp và lưu lại trên máy tính. Hạ Gia rất thích chụp ảnh ở cung Tử Tiêu vì bà lý giải rằng đây là hoằng dương Đạo pháp, để tích công đức cho Tổ sư gia.
Người xuất gia không có nghỉ hưu như các nghề khác. Vì thế Hạ Gia cũng như các đạo hữu khác, kể từ khi gia nhập Võ Đang toàn chân đạo môn, từ ngày này qua ngày khác, năm này đến năm khác, kiên quyết chay tịnh, tuân thủ giới luật, giữ cho tâm tịnh không ham muốn, làm bạn với đèn, cả đời đức hạnh. Mỗi khi hoàng hôn xuống, núi Võ Đang lại chìm trong sương mù dày đặc, huyền ảo mơ hồ như cõi bồng lai tiên cảnh. Cho đến bây giờ, rất nhiều các tư tưởng của Đạo giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của người dân Trung Quốc.