Vào mỗi dịp cuối năm, người Việt xưa thường mua vôi về quét lại nhà cửa. Tập quán này được nhắc đến qua câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vậy, việc mua vôi dịp cuối năm có ý nghĩa gì?Dễ nhận ra, việc quét vôi trước hết là để ngôi nhà mang một diện mạo mới tươi đẹp hơn, tạo nên một tâm thế hứng khởi cho năm mới. Ý nghĩa tiềm ẩn phía sau hành động này là xóa đi những điều không hay trong năm cũ đã “ám” vào nhà, đem lại một khởi đầu mới cho gia đình.Do quan niệm rằng vôi có thể trừ tà nên ở vùng nông thôn, vào dịp cuối năm các gia đình còn rắc vôi bột ở bốn góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để ma quỷ không thể bước vào nhà.Ngoài ra, còn có một cách giải thích khác cho tập quán mua vôi cuối năm. Theo đó, việc mua vôi này là để tiếp vôi cho "ông bình vôi" - vật dụng đặc biệt làm bằng sành sứ dùng để đựng vôi ăn trầu mà chỉ những người có thói quen ăn trầu mới dùng.Ông bình vôi được người xưa coi là vật thiêng trong nhà, do vậy lúc nào cũng phải cho “ông” ăn no, ăn đủ. Tuy nhiên do “bạc như vôi” nên người ta chỉ cho ông ăn vào cuối năm chứ không ai cho ông ăn đầu năm vì vậy mới có tục “cuối năm mua vôi”.Ngày nay, hầu như không còn ai nhớ đến câu chuyện về ông bình vôi, nhưng thói quen mua vôi về quét cửa nhà vào dịp cuối năm vẫn được nhiều người duy trì.Điều khác biệt so với thời xưa là thay vì quét vôi, thời nay người ra còn dùng nhiều loại sơn hiện đại, và đôi khi là giấy dán tường để “khoác áo mới” cho ngôi nhà của mình.... Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Vào mỗi dịp cuối năm, người Việt xưa thường mua vôi về quét lại nhà cửa. Tập quán này được nhắc đến qua câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vậy, việc mua vôi dịp cuối năm có ý nghĩa gì?
Dễ nhận ra, việc quét vôi trước hết là để ngôi nhà mang một diện mạo mới tươi đẹp hơn, tạo nên một tâm thế hứng khởi cho năm mới. Ý nghĩa tiềm ẩn phía sau hành động này là xóa đi những điều không hay trong năm cũ đã “ám” vào nhà, đem lại một khởi đầu mới cho gia đình.
Do quan niệm rằng vôi có thể trừ tà nên ở vùng nông thôn, vào dịp cuối năm các gia đình còn rắc vôi bột ở bốn góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để ma quỷ không thể bước vào nhà.
Ngoài ra, còn có một cách giải thích khác cho tập quán mua vôi cuối năm. Theo đó, việc mua vôi này là để tiếp vôi cho "ông bình vôi" - vật dụng đặc biệt làm bằng sành sứ dùng để đựng vôi ăn trầu mà chỉ những người có thói quen ăn trầu mới dùng.
Ông bình vôi được người xưa coi là vật thiêng trong nhà, do vậy lúc nào cũng phải cho “ông” ăn no, ăn đủ. Tuy nhiên do “bạc như vôi” nên người ta chỉ cho ông ăn vào cuối năm chứ không ai cho ông ăn đầu năm vì vậy mới có tục “cuối năm mua vôi”.
Ngày nay, hầu như không còn ai nhớ đến câu chuyện về ông bình vôi, nhưng thói quen mua vôi về quét cửa nhà vào dịp cuối năm vẫn được nhiều người duy trì.
Điều khác biệt so với thời xưa là thay vì quét vôi, thời nay người ra còn dùng nhiều loại sơn hiện đại, và đôi khi là giấy dán tường để “khoác áo mới” cho ngôi nhà của mình....
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.