Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, hàng chục nước trên thế giới bị kéo vào cuộc xung đột đẫm máu này. Tuy nhiên, Thụy Điển là một trong số ít quốc gia tuyên bố trung lập (tức không đứng về phía quân Đồng minh cũng không ủng hộ phe phát xít).Dù tuyên bố trung lập nhưng Thụy Điển không tránh được ảnh hưởng của tình hình chiến sự trong Thế chiến 2.Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dưới áp lực của Đức quốc xã, Thụy Điển đồng ý cho quân Đức đi qua lãnh thổ của nước này.Đặc biệt, Liên Xô từng thực hiện đánh bom xuống một số vùng lãnh thổ của Thụy Điển.Cụ thể, vào ngày 14/1/1940, 3 máy bay ném bom DB-3 của Liên Xô bay qua miền bắc Phần Lan và Vịnh Bothnia. Tiếp đến, những máy bay ném bom này đến cảng Lulea.Máy bay của Liên Xô ném khoảng 10 quả bom xuống đảo Kallaxön. May mắn là không có người nào thương vong. Tuy nhiên, một số tòa nhà dân cư bị hư hại.Đến trưa ngày 21/2/1940, 7 máy bay ném bom của Liên Xô xuất hiện trên bầu trời ngôi làng Pajala, Thụy Điển, cách biên giới với Phần Lan 10 km.Kế đến, máy bay của Liên Xô dội bom xuống ngôi làng. Theo đó, nhà thờ, trường học, nhà cửa của người dân... bị hư hại nghiêm trọng sau vụ đánh bom. May mắn là không có người dân nào thiệt mạng khi chỉ có 2 người bị thương.Sau khi xảy ra những cuộc ném bom trên, Thụy Điển liên lạc với giới chức Liên Xô để tìm hiểu vì sao họ làm như vậy. Vào ngày 6/3, sau khi điều tra tình hình, phía Liên Xô trả lời rằng phi hành đoàn ném bom xuống lãnh thổ Thụy Điển là do lỗi điều hướng của máy bay.Vì vậy, về sau, Liên Xô cử một phái đoàn đến những địa điểm bị đánh bom để đánh giá, kiểm tra thiệt hại. Cuối cùng, giới chức Liên Xô bồi thường cho Thụy Điển 40.000 kronas. Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, hàng chục nước trên thế giới bị kéo vào cuộc xung đột đẫm máu này. Tuy nhiên, Thụy Điển là một trong số ít quốc gia tuyên bố trung lập (tức không đứng về phía quân Đồng minh cũng không ủng hộ phe phát xít).
Dù tuyên bố trung lập nhưng Thụy Điển không tránh được ảnh hưởng của tình hình chiến sự trong Thế chiến 2.
Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dưới áp lực của Đức quốc xã, Thụy Điển đồng ý cho quân Đức đi qua lãnh thổ của nước này.
Đặc biệt, Liên Xô từng thực hiện đánh bom xuống một số vùng lãnh thổ của Thụy Điển.
Cụ thể, vào ngày 14/1/1940, 3 máy bay ném bom DB-3 của Liên Xô bay qua miền bắc Phần Lan và Vịnh Bothnia. Tiếp đến, những máy bay ném bom này đến cảng Lulea.
Máy bay của Liên Xô ném khoảng 10 quả bom xuống đảo Kallaxön. May mắn là không có người nào thương vong. Tuy nhiên, một số tòa nhà dân cư bị hư hại.
Đến trưa ngày 21/2/1940, 7 máy bay ném bom của Liên Xô xuất hiện trên bầu trời ngôi làng Pajala, Thụy Điển, cách biên giới với Phần Lan 10 km.
Kế đến, máy bay của Liên Xô dội bom xuống ngôi làng. Theo đó, nhà thờ, trường học, nhà cửa của người dân... bị hư hại nghiêm trọng sau vụ đánh bom. May mắn là không có người dân nào thiệt mạng khi chỉ có 2 người bị thương.
Sau khi xảy ra những cuộc ném bom trên, Thụy Điển liên lạc với giới chức Liên Xô để tìm hiểu vì sao họ làm như vậy. Vào ngày 6/3, sau khi điều tra tình hình, phía Liên Xô trả lời rằng phi hành đoàn ném bom xuống lãnh thổ Thụy Điển là do lỗi điều hướng của máy bay.
Vì vậy, về sau, Liên Xô cử một phái đoàn đến những địa điểm bị đánh bom để đánh giá, kiểm tra thiệt hại. Cuối cùng, giới chức Liên Xô bồi thường cho Thụy Điển 40.000 kronas.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.