Ít ai biết rằng, giữa Đan Mạch và Canada đang xảy ra một cuộc tranh chấp lãnh thổ không khoan nhượng, khiến quan hệ hai nước không thuận chèo mát mái trong những năm gần đây. Đối tượng tranh chấp của hai quốc gia này là một hòn đảo nhỏ nằm ở Bắc Cực, có tên là đảo Hans. Ảnh: Internet.
Đây là một đảo đá cằn cỗi hầu như không có sự sống, rộng khoảng 1,3 km2, nằm ở eo biển Nares - ngăn cách đảo Greenland của Đan Mạch với quần đảo Bắc Cực thuộc Canada. Năm 1973, Đan Mạch và Canada đã thực hiện phân định biên giới biển, trong đó xác định 127 điểm dọc theo eo biển Nares. Tuy nhiên, đảo Hans lại nằm giữa hai điểm 122 và 123, và cho đến nay cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này.Trước đó, đảo Hans đã nằm ngoài tầm nhìn của người châu Âu trong nhiều thế kỷ. Đảo đã có thể là một trong những căn cứ săn bắn của người Inuit bản địa từ thế kỷ 12, và đây là những dấu ấn đáng kể nhất của con người trên đảo. Hòn đảo được đặt tên theo tên của Hans Hendrik, một phiên dịch viên làm việc ở Bắc Cực và Greenland trong các cuộc thám hiểm Bắc Cực của Mỹ và Anh giai đoạn 1853-1876.
Vấn đề chủ quyền đảo Hans bắt đầu được đặt ra từ năm 1972, khi một đội gồm nhân viên từ các dịch vụ thủy văn Canada và nhân viên Đan Mạch làm việc ở eo biển Nares xác định tọa độ địa lý cho đảo Hans. Trong cuộc đàm phán giữa Canada và Đan Mạch năm 1973, cả hai nước tuyên bố rằng đảo Hans là một phần của lãnh thổ của mình.
Trong khi hai nước thỏa thuận rằng đảo Hans không phải là cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với một vùng lãnh hải - nghĩa là nó không được dùng để đòi hỏi chủ quyền đối với việc thăm dò ngoài khơi và đánh bắt cá trong khu vực, thì tranh chấp đảo Hans quan trọng vì những lý do khác. Vấn đề chính ở đây là quyền qua lại của tàu bè. Canada lo ngại rằng nếu nhân nhượng đối với tranh chấp đảo Hans, nước này sẽ phải thỏa hiệp về đặc quyền của mình đối với việc qua lại vùng biển Northwest Passage. Do sự không nhân nhượng của cả Canada và Đan Mạch, vấn đề chủ quyền đảo Hans sẽ không được giải quyết một sớm một chiều. Ảnh: Đảo Hans giữa các khối băng Bắc Cực được chụp từ vệ tinh của NASA.
Ít ai biết rằng, giữa Đan Mạch và Canada đang xảy ra một cuộc tranh chấp lãnh thổ không khoan nhượng, khiến quan hệ hai nước không thuận chèo mát mái trong những năm gần đây. Đối tượng tranh chấp của hai quốc gia này là một hòn đảo nhỏ nằm ở Bắc Cực, có tên là đảo Hans. Ảnh: Internet.
Đây là một đảo đá cằn cỗi hầu như không có sự sống, rộng khoảng 1,3 km2, nằm ở eo biển Nares - ngăn cách đảo Greenland của Đan Mạch với quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.
Năm 1973, Đan Mạch và Canada đã thực hiện phân định biên giới biển, trong đó xác định 127 điểm dọc theo eo biển Nares. Tuy nhiên, đảo Hans lại nằm giữa hai điểm 122 và 123, và cho đến nay cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này.
Trước đó, đảo Hans đã nằm ngoài tầm nhìn của người châu Âu trong nhiều thế kỷ. Đảo đã có thể là một trong những căn cứ săn bắn của người Inuit bản địa từ thế kỷ 12, và đây là những dấu ấn đáng kể nhất của con người trên đảo.
Hòn đảo được đặt tên theo tên của Hans Hendrik, một phiên dịch viên làm việc ở Bắc Cực và Greenland trong các cuộc thám hiểm Bắc Cực của Mỹ và Anh giai đoạn 1853-1876.
Vấn đề chủ quyền đảo Hans bắt đầu được đặt ra từ năm 1972, khi một đội gồm nhân viên từ các dịch vụ thủy văn Canada và nhân viên Đan Mạch làm việc ở eo biển Nares xác định tọa độ địa lý cho đảo Hans. Trong cuộc đàm phán giữa Canada và Đan Mạch năm 1973, cả hai nước tuyên bố rằng đảo Hans là một phần của lãnh thổ của mình.
Trong khi hai nước thỏa thuận rằng đảo Hans không phải là cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với một vùng lãnh hải - nghĩa là nó không được dùng để đòi hỏi chủ quyền đối với việc thăm dò ngoài khơi và đánh bắt cá trong khu vực, thì tranh chấp đảo Hans quan trọng vì những lý do khác.
Vấn đề chính ở đây là quyền qua lại của tàu bè. Canada lo ngại rằng nếu nhân nhượng đối với tranh chấp đảo Hans, nước này sẽ phải thỏa hiệp về đặc quyền của mình đối với việc qua lại vùng biển Northwest Passage.
Do sự không nhân nhượng của cả Canada và Đan Mạch, vấn đề chủ quyền đảo Hans sẽ không được giải quyết một sớm một chiều. Ảnh: Đảo Hans giữa các khối băng Bắc Cực được chụp từ vệ tinh của NASA.