Kim Môn là tên gọi một nhóm đảo nằm nhỏ dưới quyền kiểm soát của Đài Loan. Về mặt địa lý, Kim Môn nằm gần Trung Quốc đại lục hơn rất nhiều so với đảo Đài Loan, chỉ cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc vài km. Ngày nay, Kim Môn là một quần đảo hiện đại và sầm uất với dân số 113.000 người. Dù vậy, trong quá khứ nơi này từng trở thành "hỏa ngục" trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Ảnh: Trấn Kim Thành - trung tâm hành chính của quần đảo Kim Môn.
Được khai phá từ rất lâu đời, sau CTTG thứ 2, quần đảo Kim Môn nằm dưới quyền kiểm soát của quân Tưởng Giới Thạch. Từ 25-27/10/1949, Giải phóng quân Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch lớn nhằm thu hồi Kim Môn nhưng thất bại với tổn thất rất lớn. Ảnh: Biểu ngữ tuyên truyền "Tam dân chủ nghĩa thống nhất Trung Quốc" ở Kim Môn hướng sang Hạ Môn của Trung Quốc đại lục.Đặc biệt, từ ngày 23/8 - 5/10/1958, Trung Quốc đã phát động pháo kích quy mô lớn, đã bắn hơn 470.000 đạn pháo vào quần đảo Kim Môn, gây ra cuộc "Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai". Ảnh: Đạn pháo Trung Quốc được trưng bày tại Kim Môn, với cỡ đạn lớn nhất là 240 li.
Sau biến cố trên, vỏ đạn pháo đã trở thành một nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ cho ngành sản xuất thép tại Kim Môn, khiến quần đảo này trở nên nổi tiếng với sản phẩm dao phay được làm từ vỏ đạn pháo Trung Quốc. Ảnh: Một xưởng rèn ở Kim Môn với nguyên liệu là vỏ đạn pháo.Năm 1979, Mỹ và CHND Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc đại lục tuyên bố đình chỉ pháo kích vào Kim Môn, chấm dứt 21 năm sống trong căng thẳng của cư dân quần đảo này. Ngày 3/2/2004, tuyến hàng hải Kim Môn - Hạ Môn được mở, bắt đầu sự giao lưu hạn chế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Ảnh: đảo Kiến Công với tượng danh tướng Trịnh Thành Công tại khu vực cảng Kim Môn.Từ một khu vực bị hạn chế phát triển do nguy cơ chiến tranh, hiện nay Kim Môn đã trở thành một địa điểm du lịch cuối tuần quen thuộc đối với người Đài Loan. Ảnh: Sân bay ở Kim Môn.Bên cạnh vị trí nằm gần đại lục (có thể nhìn thấy đại lục bằng mắt thường hoặc ống nhòm), Kim Môn còn thu hút du khách với các thôn làng yên bình, kiến trúc kiểu cổ. Ảnh: Nhà theo kiến trúc truyền thống ở Kim Môn.
Rượu Kim Môn là một đặc sản nổi tiếng Đài Loan. Nhà máy sản xuất loại rượu này xây dựng hẳn mô hình khổng lồ của một chai rượu Kim Môn.
Pháo đài Juguang xây dựng năm 1952 là một địa danh được ưa thích của Kim Môn.
Một trụ sở quân sự có từ thời nhà Thanh ở Kim Môn.
Tượng con sư đà tại một ngôi đền ở Kim Môn.
.
Kim Môn là tên gọi một nhóm đảo nằm nhỏ dưới quyền kiểm soát của Đài Loan. Về mặt địa lý, Kim Môn nằm gần Trung Quốc đại lục hơn rất nhiều so với đảo Đài Loan, chỉ cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc vài km.
Ngày nay, Kim Môn là một quần đảo hiện đại và sầm uất với dân số 113.000 người. Dù vậy, trong quá khứ nơi này từng trở thành "hỏa ngục" trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Ảnh: Trấn Kim Thành - trung tâm hành chính của quần đảo Kim Môn.
Được khai phá từ rất lâu đời, sau CTTG thứ 2, quần đảo Kim Môn nằm dưới quyền kiểm soát của quân Tưởng Giới Thạch. Từ 25-27/10/1949, Giải phóng quân Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch lớn nhằm thu hồi Kim Môn nhưng thất bại với tổn thất rất lớn. Ảnh: Biểu ngữ tuyên truyền "Tam dân chủ nghĩa thống nhất Trung Quốc" ở Kim Môn hướng sang Hạ Môn của Trung Quốc đại lục.
Đặc biệt, từ ngày 23/8 - 5/10/1958, Trung Quốc đã phát động pháo kích quy mô lớn, đã bắn hơn 470.000 đạn pháo vào quần đảo Kim Môn, gây ra cuộc "Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai". Ảnh: Đạn pháo Trung Quốc được trưng bày tại Kim Môn, với cỡ đạn lớn nhất là 240 li.
Sau biến cố trên, vỏ đạn pháo đã trở thành một nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ cho ngành sản xuất thép tại Kim Môn, khiến quần đảo này trở nên nổi tiếng với sản phẩm dao phay được làm từ vỏ đạn pháo Trung Quốc. Ảnh: Một xưởng rèn ở Kim Môn với nguyên liệu là vỏ đạn pháo.
Năm 1979, Mỹ và CHND Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc đại lục tuyên bố đình chỉ pháo kích vào Kim Môn, chấm dứt 21 năm sống trong căng thẳng của cư dân quần đảo này. Ngày 3/2/2004, tuyến hàng hải Kim Môn - Hạ Môn được mở, bắt đầu sự giao lưu hạn chế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Ảnh: đảo Kiến Công với tượng danh tướng Trịnh Thành Công tại khu vực cảng Kim Môn.
Từ một khu vực bị hạn chế phát triển do nguy cơ chiến tranh, hiện nay Kim Môn đã trở thành một địa điểm du lịch cuối tuần quen thuộc đối với người Đài Loan. Ảnh: Sân bay ở Kim Môn.
Bên cạnh vị trí nằm gần đại lục (có thể nhìn thấy đại lục bằng mắt thường hoặc ống nhòm), Kim Môn còn thu hút du khách với các thôn làng yên bình, kiến trúc kiểu cổ. Ảnh: Nhà theo kiến trúc truyền thống ở Kim Môn.
Rượu Kim Môn là một đặc sản nổi tiếng Đài Loan. Nhà máy sản xuất loại rượu này xây dựng hẳn mô hình khổng lồ của một chai rượu Kim Môn.
Pháo đài Juguang xây dựng năm 1952 là một địa danh được ưa thích của Kim Môn.
Một trụ sở quân sự có từ thời nhà Thanh ở Kim Môn.
Tượng con sư đà tại một ngôi đền ở Kim Môn.
.