Khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng Lâm Đồng (số 4 đường Hùng Vương, TP Đà Lạt) có mô hình cồng chiêng Tây Nguyên khổng lồ, đường kính 7 m. Ngoài ra, bảo tàng còn phục dựng ở đây 2 nhà sàn truyền thống của dân tộc Mạ và Cơho độc đáo.Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo hồ sơ di sản, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với chủ nhân là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo.Tại Bảo tàng Lâm Đồng có nội dung trưng bày những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc Mạ, Cơho, Churu, vốn là 3 dân tộc bản địa, sinh sống lâu đời trên mảnh đất Lâm Đồng với phong tục tập quán độc đáo.Tại Bảo tàng Lâm Đồng có nội dung trưng bày về "Thiên nhiên Lâm Đồng", qua đó giới thiệu đặc điểm địa lý, hệ động - thực vật phong phú, đa dạng, các loại khoáng sản quý... ở tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên này.Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp, khảo cứu địa phương, hiện lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo, quý hiếm.Khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng có Cung Nam Phương hoàng hậu, còn gọi là Dinh Nguyễn Hữu Hào, tọa lạc trên một ngọn đồi cao thoáng đãng, được xây dựng vào những năm 1930.Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Cung Nam phương hoàng hậu đậm phong cách kiến trúc Tây Âu, gồm 2 lầu, 1 tầng trệt và 1 tầng hầm, xây bằng nhiều vật liệu quý nhập từ nước ngoài. Công trình có hệ thống cửa sổ với kiếng màu tinh xảo, hệ thống trần nhà, hệ thống lò sưởi cầu kỳ, đảm bảo công năng sử dụng, đầy tính mỹ thuật... Nghìn hoa đua sắc quanh năm ở Đà Lạt Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thanh bình và sắc hoa rực rỡ mỗi mùa trong năm như mai anh đào, phượng tím hay cẩm tú cầu...
Khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng Lâm Đồng (số 4 đường Hùng Vương, TP Đà Lạt) có mô hình cồng chiêng Tây Nguyên khổng lồ, đường kính 7 m. Ngoài ra, bảo tàng còn phục dựng ở đây 2 nhà sàn truyền thống của dân tộc Mạ và Cơho độc đáo.
Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo hồ sơ di sản, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với chủ nhân là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo.
Tại Bảo tàng Lâm Đồng có nội dung trưng bày những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc Mạ, Cơho, Churu, vốn là 3 dân tộc bản địa, sinh sống lâu đời trên mảnh đất Lâm Đồng với phong tục tập quán độc đáo.
Tại Bảo tàng Lâm Đồng có nội dung trưng bày về "Thiên nhiên Lâm Đồng", qua đó giới thiệu đặc điểm địa lý, hệ động - thực vật phong phú, đa dạng, các loại khoáng sản quý... ở tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên này.
Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp, khảo cứu địa phương, hiện lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo, quý hiếm.
Khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng có Cung Nam Phương hoàng hậu, còn gọi là Dinh Nguyễn Hữu Hào, tọa lạc trên một ngọn đồi cao thoáng đãng, được xây dựng vào những năm 1930.
Theo thông tin giới thiệu điểm đến, Cung Nam phương hoàng hậu đậm phong cách kiến trúc Tây Âu, gồm 2 lầu, 1 tầng trệt và 1 tầng hầm, xây bằng nhiều vật liệu quý nhập từ nước ngoài. Công trình có hệ thống cửa sổ với kiếng màu tinh xảo, hệ thống trần nhà, hệ thống lò sưởi cầu kỳ, đảm bảo công năng sử dụng, đầy tính mỹ thuật...
Nghìn hoa đua sắc quanh năm ở Đà Lạt Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thanh bình và sắc hoa rực rỡ mỗi mùa trong năm như mai anh đào, phượng tím hay cẩm tú cầu...