Làng Bát Quái Gia Cát nằm phía tây thành phố Lan Khê thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Theo ghi chép lại, đây là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng.Ngôi làng này có lịch sử hơn 660 năm, cũng là nơi sinh sống lớn nhất của con cháu Gia Cát vào giữa và cuối thời nhà Nguyên.Hầu hết mọi người dân trong làng đều mang họ Gia Cát hoặc là kết hôn với người nhà Gia Cát. Có rất ít người không phải thành viên dòng họ Gia Cát.Nhiều đời qua đi, ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn, được bảo tồn tốt với hơn 200 căn nhà từ triều đại nhà Minh và Thanh. Ngôi làng được thiết kế và xây dựng dựa trên các nguyên tắc bát quái trong phong thuỷ từ phân bố nhà cửa, đến các ngõ ngách.Địa hình của làng Gia Cát được bố trí ở giữa thấp và bằng phẳng, xung quanh cao dần lên. Nước chảy từ trên cao và tụ lại ở khu vực trung tâm, tạo thành một cái ao.Cái ao này là điểm đặc biệt của làng Gia Cát, cũng là nơi khởi đầu cho Bát trận đồ. Cái ao không lớn, nhưng bên trong có nước, phía ngoài là đất, lại có hình dáng giống Thái cực trong Bát quái đồ vô cùng kỳ lạ.Lấy cái ao làm trung tâm, có tám con hẻm được mở rộng về mọi phía, dẫn thẳng đến tám gò đất cao bên ngoài ngôi làng. Các con hẻm gần ao trung tâm lúc đầu tương đối thẳng, sau đó dần gấp khúc và mở rộng ra bên ngoài.Điều bí ẩn hơn là ngôi làng Gia Cát được bao quanh bởi 8 ngọn núi nhỏ, gợi liên tưởng đến trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng.Người ngoài khi đi vào các con hẻm thường rất khó ra, thậm chí có thể bị lạc đường. Vì vậy, hàng trăm năm nay không ai dám bước chân vào ngôi làng Gia Cát.Ngôi làng này còn tồn tại một vài tập quán khá thú vị, chẳng hạn như bạn sẽ phát hiện ra cửa của các ngôi nhà ở đây đều là so le, không có cái nào đối diện nhau cả, người dân ở đây gọi vui là "môn không đăng, hộ không đối".Điều thú vị là con cháu Gia Cát sống hàng trăm năm ở đây cũng không nhận ra điều kỳ diệu về cách bài trí này. Mãi cho đến khi những ghi chép liên quan được tìm thấy trong một cuốn sách cổ, lúc này mọi người mới tỏ tường.Khi tới đây, du khách có thể bị lạc, ngay cả việc sử dụng điện thoại di động để điều hướng cũng là vô ích. Lúc này, bạn chỉ có thể hỏi người dân địa phương và để họ đưa bạn ra khỏi "mê cung" này.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới
Làng Bát Quái Gia Cát nằm phía tây thành phố Lan Khê thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Theo ghi chép lại, đây là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng.
Ngôi làng này có lịch sử hơn 660 năm, cũng là nơi sinh sống lớn nhất của con cháu Gia Cát vào giữa và cuối thời nhà Nguyên.
Hầu hết mọi người dân trong làng đều mang họ Gia Cát hoặc là kết hôn với người nhà Gia Cát. Có rất ít người không phải thành viên dòng họ Gia Cát.
Nhiều đời qua đi, ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn, được bảo tồn tốt với hơn 200 căn nhà từ triều đại nhà Minh và Thanh. Ngôi làng được thiết kế và xây dựng dựa trên các nguyên tắc bát quái trong phong thuỷ từ phân bố nhà cửa, đến các ngõ ngách.
Địa hình của làng Gia Cát được bố trí ở giữa thấp và bằng phẳng, xung quanh cao dần lên. Nước chảy từ trên cao và tụ lại ở khu vực trung tâm, tạo thành một cái ao.
Cái ao này là điểm đặc biệt của làng Gia Cát, cũng là nơi khởi đầu cho Bát trận đồ. Cái ao không lớn, nhưng bên trong có nước, phía ngoài là đất, lại có hình dáng giống Thái cực trong Bát quái đồ vô cùng kỳ lạ.
Lấy cái ao làm trung tâm, có tám con hẻm được mở rộng về mọi phía, dẫn thẳng đến tám gò đất cao bên ngoài ngôi làng. Các con hẻm gần ao trung tâm lúc đầu tương đối thẳng, sau đó dần gấp khúc và mở rộng ra bên ngoài.
Điều bí ẩn hơn là ngôi làng Gia Cát được bao quanh bởi 8 ngọn núi nhỏ, gợi liên tưởng đến trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng.
Người ngoài khi đi vào các con hẻm thường rất khó ra, thậm chí có thể bị lạc đường. Vì vậy, hàng trăm năm nay không ai dám bước chân vào ngôi làng Gia Cát.
Ngôi làng này còn tồn tại một vài tập quán khá thú vị, chẳng hạn như bạn sẽ phát hiện ra cửa của các ngôi nhà ở đây đều là so le, không có cái nào đối diện nhau cả, người dân ở đây gọi vui là "môn không đăng, hộ không đối".
Điều thú vị là con cháu Gia Cát sống hàng trăm năm ở đây cũng không nhận ra điều kỳ diệu về cách bài trí này. Mãi cho đến khi những ghi chép liên quan được tìm thấy trong một cuốn sách cổ, lúc này mọi người mới tỏ tường.