Người Việt ở Phnompenh bị dồn lên những chiếc tàu vận tải của chính quyền Sài Gòn để đưa về miền Nam Việt Nam, ngày 13/5/1970. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN. Trong ảnh là vẻ mặt đau xót của một phụ nữ Việt trên chuyến tàu về Việt Nam. Cộng đồng người Việt tại Campuchia đã mất toàn bộ gia sản tích cóp được trong nhiều năm sau khi tướng Lon Nol lên nắm quyền dưới sự giật dây của Mỹ.Những người Việt Nam còn sống sót sau vụ thảm sát ở Takeo ngày 17/4/1970 vẫn tiếp tục bị giam cầm đầy đọa. Ảnh chụp ngày 18/7/1970.Nhiều người trong số họ không thể biết những người thân của mình ở Campuchia sống chết thế nào. Những người bị thương nặng cứ chết dần vì thiếu sự chăm sóc y tế.Nhiều kiều dân Việt Nam ở Campuchia bị lính Lon Nol tàn sát và ném xuống sông Cửu Long, Neak Loeang ngày 16/4/1970.Lính Lào tại căn cứ tiền duyên của quân đội Viêng Chăn thân Mỹ ở Salaphukhun, gần cánh đồng Chum.Tháng 3/1970, chiếc máy bay của không quân hoàng gia Lào xuất phát từ Viêng Chăn thực hiện nhiệm vụ đánh đêm tại các địa điểm của Lào và Việt Nam. Khẩu súng máy trên máy bay bắn được 6.000 viên đạn trong một phút. Quân đội Viêng Chăn được Mỹ trang bị vũ khí và quân phục, nhưng giáo viên giảng dạy tại trường sĩ quan ở Viêng Chăn là người Pháp, sử dụng tiếng Pháp.Căn cứ của quân đội Viêng Chăn ở Carong nằm cách Khe Sanh của Việt Nam 64km về phía Tây hoàn toàn bị cô lập, phải dựa vào sự tiếp tế của máy bay Mỹ, tháng 3/1970.Lính trẻ em 13, 14 tuổi ở căn cứ Carong. Cũng như ở Nam Việt Nam, binh sĩ Viêng Chăn cũng đưa gia đình vào ở trong căn cứ.
Người Việt ở Phnompenh bị dồn lên những chiếc tàu vận tải của chính quyền Sài Gòn để đưa về miền Nam Việt Nam, ngày 13/5/1970. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN. Trong ảnh là vẻ mặt đau xót của một phụ nữ Việt trên chuyến tàu về Việt Nam. Cộng đồng người Việt tại Campuchia đã mất toàn bộ gia sản tích cóp được trong nhiều năm sau khi tướng Lon Nol lên nắm quyền dưới sự giật dây của Mỹ.
Những người Việt Nam còn sống sót sau vụ thảm sát ở Takeo ngày 17/4/1970 vẫn tiếp tục bị giam cầm đầy đọa. Ảnh chụp ngày 18/7/1970.
Nhiều người trong số họ không thể biết những người thân của mình ở Campuchia sống chết thế nào. Những người bị thương nặng cứ chết dần vì thiếu sự chăm sóc y tế.
Nhiều kiều dân Việt Nam ở Campuchia bị lính Lon Nol tàn sát và ném xuống sông Cửu Long, Neak Loeang ngày 16/4/1970.
Lính Lào tại căn cứ tiền duyên của quân đội Viêng Chăn thân Mỹ ở Salaphukhun, gần cánh đồng Chum.
Tháng 3/1970, chiếc máy bay của không quân hoàng gia Lào xuất phát từ Viêng Chăn thực hiện nhiệm vụ đánh đêm tại các địa điểm của Lào và Việt Nam. Khẩu súng máy trên máy bay bắn được 6.000 viên đạn trong một phút.
Quân đội Viêng Chăn được Mỹ trang bị vũ khí và quân phục, nhưng giáo viên giảng dạy tại trường sĩ quan ở Viêng Chăn là người Pháp, sử dụng tiếng Pháp.
Căn cứ của quân đội Viêng Chăn ở Carong nằm cách Khe Sanh của Việt Nam 64km về phía Tây hoàn toàn bị cô lập, phải dựa vào sự tiếp tế của máy bay Mỹ, tháng 3/1970.
Lính trẻ em 13, 14 tuổi ở căn cứ Carong. Cũng như ở Nam Việt Nam, binh sĩ Viêng Chăn cũng đưa gia đình vào ở trong căn cứ.