Một giai thoại được nhiều người biết đến cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tết Âm lịch có những sự thay đổi nhỏ.Cụ thể, vào thời Tam đại, nhà Hạ ưa thích dùng màu đen. Vậy nên, người dân khi đó chọn tháng Giêng, tức tháng Dần là thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán.Trong khi đó, nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu tiên của năm mới.Đối với nhà Chu, màu đỏ là màu sắc được ưa chuộng. Vì vậy, triều đình nhà Chu chọn tháng Tý, tức tháng Mười Một, làm thời điểm bắt đầu Tết Âm lịch.Sỡ dĩ nhà Hạ, Thương, Chu chọn những tháng trên làm thời điểm bắt đầu một năm mới là vì họ có những quan niệm riêng về ngày giờ "tạo thiên lập địa" gồm: giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh loài người. Vậy nên, triều đình mỗi triều đại trên chọn những tháng khác nhau làm thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán.Đến thời nhà Đông Chu, Khổng Tử lựa chọn Tết Nguyên đán rơi vào một tháng nhất định là tháng Dần.Dưới thời nhà Tần, cụ thể là Tần Thủy Hoàng chọn tháng Hợi, tức tháng Mười, làm thời điểm bắt đầu một năm mới theo âm lịch.Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế quyết định Tết Nguyên đán diễn ra vào tháng Dần, tức tháng Giêng. Kể từ đó về sau, các triều đại không có sự thay đổi về thời điểm diễn ra Tết Âm lịch.Đông Phương Sóc, nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc dưới thời Hán Võ Đế Lưu Triệt, nổi danh sử sách với quan niệm cho rằng, ngày "tạo thiên lập địa" có thêm Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh Loài người và ngày thứ tám sinh ra Ngũ cốc.Vì thế, Tết Nguyên đán ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ thường kéo dài trong 8 ngày với nhiều hoạt động thú vị diễn ra từ ngày mồng Một đến hết ngày mồng Tám tháng Giêng. Mời độc giả xem video: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán tháng 2/2021. Nguồn: VTV TSTC.
Một giai thoại được nhiều người biết đến cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tết Âm lịch có những sự thay đổi nhỏ.
Cụ thể, vào thời Tam đại, nhà Hạ ưa thích dùng màu đen. Vậy nên, người dân khi đó chọn tháng Giêng, tức tháng Dần là thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu tiên của năm mới.
Đối với nhà Chu, màu đỏ là màu sắc được ưa chuộng. Vì vậy, triều đình nhà Chu chọn tháng Tý, tức tháng Mười Một, làm thời điểm bắt đầu Tết Âm lịch.
Sỡ dĩ nhà Hạ, Thương, Chu chọn những tháng trên làm thời điểm bắt đầu một năm mới là vì họ có những quan niệm riêng về ngày giờ "tạo thiên lập địa" gồm: giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh loài người. Vậy nên, triều đình mỗi triều đại trên chọn những tháng khác nhau làm thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán.
Đến thời nhà Đông Chu, Khổng Tử lựa chọn Tết Nguyên đán rơi vào một tháng nhất định là tháng Dần.
Dưới thời nhà Tần, cụ thể là Tần Thủy Hoàng chọn tháng Hợi, tức tháng Mười, làm thời điểm bắt đầu một năm mới theo âm lịch.
Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế quyết định Tết Nguyên đán diễn ra vào tháng Dần, tức tháng Giêng. Kể từ đó về sau, các triều đại không có sự thay đổi về thời điểm diễn ra Tết Âm lịch.
Đông Phương Sóc, nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc dưới thời Hán Võ Đế Lưu Triệt, nổi danh sử sách với quan niệm cho rằng, ngày "tạo thiên lập địa" có thêm Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh Loài người và ngày thứ tám sinh ra Ngũ cốc.
Vì thế, Tết Nguyên đán ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ thường kéo dài trong 8 ngày với nhiều hoạt động thú vị diễn ra từ ngày mồng Một đến hết ngày mồng Tám tháng Giêng.
Mời độc giả xem video: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán tháng 2/2021. Nguồn: VTV TSTC.