Nằm ở cực Bắc đất nước, tỉnh Hà Giang được du khách gần xa biết đến với cảnh quan ngoạn mục của cao nguyên đá Đồng Văn cùng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tên gọi của tỉnh này có lịch sử khá lý thú. (Ảnh trong bài: Sông Lô ở Hà Giang).Theo đó, địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.Trong tên gọi Hà Giang, cả "Hà" và "Giang" đều có nghĩa là sông, trong đó "Hà" là sông nhỏ và "Giang" là sông lớn. Tên gọi Hà Giang được giảng nghĩa là "sông nhỏ chảy vào sông lớn".Cách đặt tên này dựa vào đặc điểm địa hình thực tế của Hà Giang, với dòng sông Miện (sông nhỏ) chảy vào sông Lô (sông Lớn). Đây là hai con sông chính chảy qua trung tâm của tỉnh.Trong hai con sông làm nên tên gọi Hà Giang, sông Lô là một dòng sông có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Với chiều dài 274 km, đây là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc.Những khu vực sông chảy qua đều là địa hình đồi núi hiểm trở. Vì vậy hai bên bờ sông có nhiều khung cảnh kỳ vĩ như ghềnh đá, rừng rậm, các dãy núi trùng điệp phía xa...Với nhiều cảnh đẹp cùng tầm quan trọng chiến lược ở vùng đất biên cương phía Bắc, hình ảnh sông Lô đã được khắc trên Anh Đỉnh, một chiếc đỉnh trong bộ Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trên dòng sông này, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng sông Lô lịch sử năm 1947.Ngay sau sự kiện lịch sử này, nhạc sĩ Văn Cao đã viết Trường ca Sông Lô. Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam.Ngày nay, sông Lô vẫn mang trong mình một vẻ đẹp ban sơ, hút hồn khách phương xa mỗi khi có dịp ghé thăm miền đất địa đầu Hà Giang, mảnh đất được định danh bằng những dòng sông... Mời các bạn xem video: Khám phá Hà Giang. Nguồn VTV.
Nằm ở cực Bắc đất nước, tỉnh Hà Giang được du khách gần xa biết đến với cảnh quan ngoạn mục của cao nguyên đá Đồng Văn cùng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tên gọi của tỉnh này có lịch sử khá lý thú. (Ảnh trong bài: Sông Lô ở Hà Giang).
Theo đó, địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.
Trong tên gọi Hà Giang, cả "Hà" và "Giang" đều có nghĩa là sông, trong đó "Hà" là sông nhỏ và "Giang" là sông lớn. Tên gọi Hà Giang được giảng nghĩa là "sông nhỏ chảy vào sông lớn".
Cách đặt tên này dựa vào đặc điểm địa hình thực tế của Hà Giang, với dòng sông Miện (sông nhỏ) chảy vào sông Lô (sông Lớn). Đây là hai con sông chính chảy qua trung tâm của tỉnh.
Trong hai con sông làm nên tên gọi Hà Giang, sông Lô là một dòng sông có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Với chiều dài 274 km, đây là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc.
Những khu vực sông chảy qua đều là địa hình đồi núi hiểm trở. Vì vậy hai bên bờ sông có nhiều khung cảnh kỳ vĩ như ghềnh đá, rừng rậm, các dãy núi trùng điệp phía xa...
Với nhiều cảnh đẹp cùng tầm quan trọng chiến lược ở vùng đất biên cương phía Bắc, hình ảnh sông Lô đã được khắc trên Anh Đỉnh, một chiếc đỉnh trong bộ Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trên dòng sông này, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng sông Lô lịch sử năm 1947.
Ngay sau sự kiện lịch sử này, nhạc sĩ Văn Cao đã viết Trường ca Sông Lô. Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam.
Ngày nay, sông Lô vẫn mang trong mình một vẻ đẹp ban sơ, hút hồn khách phương xa mỗi khi có dịp ghé thăm miền đất địa đầu Hà Giang, mảnh đất được định danh bằng những dòng sông...
Mời các bạn xem video: Khám phá Hà Giang. Nguồn VTV.