Theo các nhà nghiên cứu, hình thức sơ khai của sổ hộ khẩu đã xuất hiện ở Trung Hoa thời nhà Thương. Trong các bản giáp cốt văn thời của triều đại này có rất nhiều ghi chép về "đăng nhân" và "đăng chúng".Kế thừa nhà Thương, vào thời nhà Chu, hệ thống kiểm kê dân số và hộ khẩu được sử dụng làm thống kê dân số, làm cơ sở cho một hệ thống phong kiến nghiêm ngặt .Cuốn "Quốc ngữ - Chu ngữ" ghi lại rằng Chu Tuyên Vương muốn dụng binh chinh phạt miền nam, rất cần nhân lực và tài nguyên vật lực nên đã kiểm tra hộ khẩu để làm cơ sở chiêu dụ binh sĩ.Đến thời Tần, một hệ thống đăng ký hộ gia đình chặt chẽ hơn đã được thành lập. Theo đó, 5 hộ là một đơn vị tối thiểu, phục vụ công tác quản lý quân sự.Thông qua việc thiết lập một hệ thống đăng ký hộ gia đình nghiêm ngặt, nước Tần có được khả năng thu được nguồn tài chính và thuế mạnh mẽ và khả năng huy động của toàn dân.Nhà Hán thừa hưởng hệ thống đăng ký cho toàn bộ dân chúng của nhà Tần. Tất cả người dân trong nước, bất kể tình trạng của họ, bất kể giới tính, tuổi tác hay trẻ em, được gọi là Dân tề biên hộ, trở thành công dân.Triều đình nhà Hán yêu cầu các huyện vào giữa mùa thu hàng năm, phải tiến hành khảo đếm để cập nhật và đếm dân số, sau đó huyện báo cáo từng hộ tịch lên quận, triều đình lập "kê tướng" và "hộ tào" để quản lý hộ khẩu.Đền thời nhà Tống, do nền thương nghiệp phát triển mạnh, hệ thống hộ khẩu chỉ dựa trên dịch chuyển dân cư của những người sống ở thành phố hoặc thị trấn cũng như việc tuyển lính tráng.Dân chúng thời Tổng có thể tự do di chuyển và có được hộ khẩu địa phương trong một năm. Hệ thống hộ khẩu này đã được xiết chặt vào thời nhà Nguyên và nới lỏng trở lại vào giữa thời nhà Minh...Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Theo các nhà nghiên cứu, hình thức sơ khai của sổ hộ khẩu đã xuất hiện ở Trung Hoa thời nhà Thương. Trong các bản giáp cốt văn thời của triều đại này có rất nhiều ghi chép về "đăng nhân" và "đăng chúng".
Kế thừa nhà Thương, vào thời nhà Chu, hệ thống kiểm kê dân số và hộ khẩu được sử dụng làm thống kê dân số, làm cơ sở cho một hệ thống phong kiến nghiêm ngặt .
Cuốn "Quốc ngữ - Chu ngữ" ghi lại rằng Chu Tuyên Vương muốn dụng binh chinh phạt miền nam, rất cần nhân lực và tài nguyên vật lực nên đã kiểm tra hộ khẩu để làm cơ sở chiêu dụ binh sĩ.
Đến thời Tần, một hệ thống đăng ký hộ gia đình chặt chẽ hơn đã được thành lập. Theo đó, 5 hộ là một đơn vị tối thiểu, phục vụ công tác quản lý quân sự.
Thông qua việc thiết lập một hệ thống đăng ký hộ gia đình nghiêm ngặt, nước Tần có được khả năng thu được nguồn tài chính và thuế mạnh mẽ và khả năng huy động của toàn dân.
Nhà Hán thừa hưởng hệ thống đăng ký cho toàn bộ dân chúng của nhà Tần. Tất cả người dân trong nước, bất kể tình trạng của họ, bất kể giới tính, tuổi tác hay trẻ em, được gọi là Dân tề biên hộ, trở thành công dân.
Triều đình nhà Hán yêu cầu các huyện vào giữa mùa thu hàng năm, phải tiến hành khảo đếm để cập nhật và đếm dân số, sau đó huyện báo cáo từng hộ tịch lên quận, triều đình lập "kê tướng" và "hộ tào" để quản lý hộ khẩu.
Đền thời nhà Tống, do nền thương nghiệp phát triển mạnh, hệ thống hộ khẩu chỉ dựa trên dịch chuyển dân cư của những người sống ở thành phố hoặc thị trấn cũng như việc tuyển lính tráng.
Dân chúng thời Tổng có thể tự do di chuyển và có được hộ khẩu địa phương trong một năm. Hệ thống hộ khẩu này đã được xiết chặt vào thời nhà Nguyên và nới lỏng trở lại vào giữa thời nhà Minh...
Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.