Ngày 23/12, TP HCM đã tổ chức kỷ niệm 150 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn - một trong những công trình văn hóa, lịch sử tiêu biểu của thành phố này. Ảnh: Cảnh cổng sắt có từ thời thuộc địa của Thảo Cầm Viên.Lịch sử của Thảo Cầm Viên khởi đầu từ năm 1864, khi Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau đó, ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của quân đội pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3/1865, các chuồng trại đầu tiên được xây dựng. Ảnh: Cây gùi cổ thụ tồn tại từ trước khi Thảo Cầm Viên được xây dựng nay vẫn xanh tốt.Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật của toàn Đông Dương, viên Toàn quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời ông J. B. Louis Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ), sang làm giám đốc Vườn Bách Thảo Sài Gòn vào ngày 28/3/1865. Ảnh: Tượng ông J. B. Loius Pierre ở Thảo Cầm Viên.Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Vào dịp kỷ niệm Quốc khánh của Pháp ngày 14/7/1869, Vườn Bách Thảo bắt đầu mở cửa thường trực cho công chúng vào tham quan. Ảnh: Cây xà cừ 150 tuổi, bằng đúng tuổi Thảo Cầm Viên.Từ năm 1924 - 1927, Vườn Bách Thảo được trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố. Năm 1926 xây dựng đền Kỷ niệm để tưởng niệm tử sĩ người Việt trong Thế chiến I. Năm 1927, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ. Ảnh: Đền Kỷ niệm, nay là đền thờ Hùng Vương.Năm 1929, viện Bảo tàng mang tên Blanchard de la Brosse được khánh thành ở vị trí đối diện đền Kỷ niệm. Ngày nay công trình này là bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở TP HCM.Năm 1935, quốc vương Thái Lan tặng cho Đông Dương thuộc Pháp một bức tượng voi đồng tinh xảo. Bức tượng được đặt cạnh đền Kỷ niệm. Năm 1956, Vườn Bách Thảo Sài Gòn lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Sau 1975, Thảo Cầm Viên được xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần... Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2.Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với quốc tế, bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày một thêm phong phú. Sau hơn 150 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai... và đang được bổ sung thêm.Ngày nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một địa điểm vui chơi giải trí hay một trung tâm bảo tồn nổi tiếng, mà còn được coi là một chứng nhân lịch sử quan trọng của Sài Gòn.
Ngày 23/12, TP HCM đã tổ chức kỷ niệm 150 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn - một trong những công trình văn hóa, lịch sử tiêu biểu của thành phố này. Ảnh: Cảnh cổng sắt có từ thời thuộc địa của Thảo Cầm Viên.
Lịch sử của Thảo Cầm Viên khởi đầu từ năm 1864, khi Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau đó, ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của quân đội pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3/1865, các chuồng trại đầu tiên được xây dựng. Ảnh: Cây gùi cổ thụ tồn tại từ trước khi Thảo Cầm Viên được xây dựng nay vẫn xanh tốt.
Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật của toàn Đông Dương, viên Toàn quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời ông J. B. Louis Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ), sang làm giám đốc Vườn Bách Thảo Sài Gòn vào ngày 28/3/1865. Ảnh: Tượng ông J. B. Loius Pierre ở Thảo Cầm Viên.
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Vào dịp kỷ niệm Quốc khánh của Pháp ngày 14/7/1869, Vườn Bách Thảo bắt đầu mở cửa thường trực cho công chúng vào tham quan. Ảnh: Cây xà cừ 150 tuổi, bằng đúng tuổi Thảo Cầm Viên.
Từ năm 1924 - 1927, Vườn Bách Thảo được trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố. Năm 1926 xây dựng đền Kỷ niệm để tưởng niệm tử sĩ người Việt trong Thế chiến I. Năm 1927, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ. Ảnh: Đền Kỷ niệm, nay là đền thờ Hùng Vương.
Năm 1929, viện Bảo tàng mang tên Blanchard de la Brosse được khánh thành ở vị trí đối diện đền Kỷ niệm. Ngày nay công trình này là bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở TP HCM.
Năm 1935, quốc vương Thái Lan tặng cho Đông Dương thuộc Pháp một bức tượng voi đồng tinh xảo. Bức tượng được đặt cạnh đền Kỷ niệm. Năm 1956, Vườn Bách Thảo Sài Gòn lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Sau 1975, Thảo Cầm Viên được xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần... Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2.
Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với quốc tế, bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày một thêm phong phú. Sau hơn 150 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai... và đang được bổ sung thêm.
Ngày nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một địa điểm vui chơi giải trí hay một trung tâm bảo tồn nổi tiếng, mà còn được coi là một chứng nhân lịch sử quan trọng của Sài Gòn.