Kể từ sau cuộc đổ bộ Normandy vào tháng 6/1944 thành công, quân Đồng minh chiếm được lợi thế trên chiến trường khi từng bước đẩy lui lực lượng Đức quốc xã ra khỏi nhiều nước châu Âu như Pháp, Italy. Trong bối cảnh bất lợi đó, giới chức trách trong chính quyền Hitler quyết định thực hiện cuộc tấn công lớn cuối cùng nhằm thay đổi tình thế chiến trận.Sau một thời gian lên kế hoạch, giới chức Đức quốc xã quyết định thực hiện cuộc tấn công lớn cuối cùng với mật danh Chiến dịch Rhein. Trong khi đó, quân Đồng minh gọi sự kiện này là Cuộc phản công Ardennes.Mục tiêu của Đức khi thực hiện cuộc tấn công lớn này là xuyên qua khu vực Ardennes, chia cắt lực lượng Đồng minh. Đồng thời, Đức sẽ đánh chiếm Antwerp, Bỉ cũng như cắt nguồn cung của 4 quân đoàn thuộc lực lượng Đồng minh đang đồn trú tại đây. Quân Đức dự định bao vây và tiêu diệt 4 quân đoàn này.Chiến dịch Rhein được Đức quốc xã thực hiện vào tháng 12/1944. Hơn 200.000 quân phát xít Đức và gần 1.000 xe tăng nhận lệnh của Hitler bí mật tiến vào Ardennes vào ngày 16/12/1944.Hitler và các quan chức Đức quốc xã hy vọng cuộc tấn công này sẽ khiến quân Đồng minh trở tay không kịp và chịu tổn thất lớn.Ban đầu, Chiến dịch Rhein của Đức quốc xã đạt được thành công như dự tính. Khi ấy, quân đội Mỹ bị tấn công bất ngờ nên bị tổn thất lớn. Hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 bị Đức quốc xã đánh bại.Thế nhưng, sau vài ngày rơi vào thế bất lợi trước quân Đức, quân đội Mỹ và lực lượng Đồng minh ngày càng đổ về Ardennes nhiều hơn.Với lực lượng và vũ khí được tăng cường, quân Đồng minh thực hiện các cuộc phản công nhằm vào các vị trí quan trọng của quân Đức như kho vũ khí, đạn dược, nhiên liệu...Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt với quân Đồng minh, lực lượng Đức quốc xã tổn thất nặng nề và buộc phải dừng Chiến dịch Rhein vào ngày 25/1/1945.Theo đó, quân Đức quốc xã thất bại trong cuộc phản công Ardennes. Không những không lật ngược được tình thế, đội quân của Hitler tiếp tục bại trận khiến ngày tàn của phát xít Đức đến gần hơn. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức? Nguồn: HGV.
Kể từ sau cuộc đổ bộ Normandy vào tháng 6/1944 thành công, quân Đồng minh chiếm được lợi thế trên chiến trường khi từng bước đẩy lui lực lượng Đức quốc xã ra khỏi nhiều nước châu Âu như Pháp, Italy. Trong bối cảnh bất lợi đó, giới chức trách trong chính quyền Hitler quyết định thực hiện cuộc tấn công lớn cuối cùng nhằm thay đổi tình thế chiến trận.
Sau một thời gian lên kế hoạch, giới chức Đức quốc xã quyết định thực hiện cuộc tấn công lớn cuối cùng với mật danh Chiến dịch Rhein. Trong khi đó, quân Đồng minh gọi sự kiện này là Cuộc phản công Ardennes.
Mục tiêu của Đức khi thực hiện cuộc tấn công lớn này là xuyên qua khu vực Ardennes, chia cắt lực lượng Đồng minh. Đồng thời, Đức sẽ đánh chiếm Antwerp, Bỉ cũng như cắt nguồn cung của 4 quân đoàn thuộc lực lượng Đồng minh đang đồn trú tại đây. Quân Đức dự định bao vây và tiêu diệt 4 quân đoàn này.
Chiến dịch Rhein được Đức quốc xã thực hiện vào tháng 12/1944. Hơn 200.000 quân phát xít Đức và gần 1.000 xe tăng nhận lệnh của Hitler bí mật tiến vào Ardennes vào ngày 16/12/1944.
Hitler và các quan chức Đức quốc xã hy vọng cuộc tấn công này sẽ khiến quân Đồng minh trở tay không kịp và chịu tổn thất lớn.
Ban đầu, Chiến dịch Rhein của Đức quốc xã đạt được thành công như dự tính. Khi ấy, quân đội Mỹ bị tấn công bất ngờ nên bị tổn thất lớn. Hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 bị Đức quốc xã đánh bại.
Thế nhưng, sau vài ngày rơi vào thế bất lợi trước quân Đức, quân đội Mỹ và lực lượng Đồng minh ngày càng đổ về Ardennes nhiều hơn.
Với lực lượng và vũ khí được tăng cường, quân Đồng minh thực hiện các cuộc phản công nhằm vào các vị trí quan trọng của quân Đức như kho vũ khí, đạn dược, nhiên liệu...
Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt với quân Đồng minh, lực lượng Đức quốc xã tổn thất nặng nề và buộc phải dừng Chiến dịch Rhein vào ngày 25/1/1945.
Theo đó, quân Đức quốc xã thất bại trong cuộc phản công Ardennes. Không những không lật ngược được tình thế, đội quân của Hitler tiếp tục bại trận khiến ngày tàn của phát xít Đức đến gần hơn.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức? Nguồn: HGV.