-5 độ C, con người có thể mặc ấm để ngăn cái lạnh nhưng nếu nhiệt độ xuống tới -20 độ C, lỗ mũi sẽ đóng băng khiến bạn khó có thể ho trong khi ở -35 độ C, cái lạnh sẽ khiến phần da tiếp xúc với môi trường trở nên mất cảm giác. Tuy nhiên, người dân ở thành phố Yakutsk ở phía đông Siberia, Nga có thể chịu đựng tốt hơn thế, bởi nhiệt độ trung bình trong tháng 1 ở đây xuống -40 độ C. Nó khiến nơi sống của 200.000 dân chìm trong lớp sương mù lạnh.Theo cách mô tả của người dân địa phương, nhiệt độ -40 độ C chỉ là “lạnh chứ không phải rất lạnh”. Trong năm 2007, người dân ở đây trải qua một mùa đông ấm áp đặt biệt khi nhiệt độ xuống mức -25 độ C, trong khi mùa đông lạnh nhất của họ đạt tới -71,2 độ C. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên nền đất đóng băng vĩnh viễn.Yakutsk là thủ phủ của khu vực rộng lớn mang tên Yakutia với diện tích hơn 1 triệu dặm vuông. Thành phố lạnh giá cách Moscow 6 múi giờ. Trong hai thế kỷ trước, người ta mất hơn 3 tháng để đi từ Moscow tới Yakutsk. Ngày nay, thời gian di chuyển giảm xuống còn 6 giờ nhưng tiền vé máy bay tới đây lên tới 750 USD mỗi chuyến.Phần lớn xe hơi ở Yakutsk là phương tiện cũ từ Nhật Bản. Người dân ở đây thường không tắt động cơ của xe nếu có việc trong khoảng nửa tiếng. Thậm chí người ta còn để động cơ hoạt động suốt ngày nhằm ngăn chặn tình trạng kính xe mờ vì hơi nước và động cơ không thể khởi động trong trời lạnh.Khu vực lạnh giá nổi tiếng bởi những mỏ vàng và kim cương. Alrosa, công ty kim cương nổi tiếng của Nga, đặt trụ sở trong khu vực. Nó cũng chiếm 20% nguồn cung kim cương thô của thị trường thế giới. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng giúp Yakutsk phát triển dù nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt.Thực phẩm ở Yakutsk chủ yếu là thịt. Nhiệt độ lạnh giá khiến ít loài cây có khả năng phát triển ở đây. Người dân dùng vỏ của vân sam, thông và tùng - những loài cây hiếm hoi có thể sống trong giá lạnh. Họ cắt chúng thành miếng nhỏ để nấu cháo hoặc làm bánh rồi ăn với sữa hay cá khô.Tuy nhiên, mùa hè ở Yakutsk cũng không dễ chịu. Trong thời gian ngắn khoảng 2 hay 3 tuần, nhiệt độ ở đây đạt tới ngưỡng 30 hay 35 độ C. Không tòa nhà nào trong thành phố có máy điều hòa nhiệt độ nên người dân dường như phải sống chung với những loài côn trùng hút máu đang tranh thủ hồi sinh. Thậm chí những đàn muỗi dày đặc có thể khiến một con tuần lộc chết vì ngạt.
-5 độ C, con người có thể mặc ấm để ngăn cái lạnh nhưng nếu nhiệt độ xuống tới -20 độ C, lỗ mũi sẽ đóng băng khiến bạn khó có thể ho trong khi ở -35 độ C, cái lạnh sẽ khiến phần da tiếp xúc với môi trường trở nên mất cảm giác. Tuy nhiên, người dân ở thành phố Yakutsk ở phía đông Siberia, Nga có thể chịu đựng tốt hơn thế, bởi nhiệt độ trung bình trong tháng 1 ở đây xuống -40 độ C. Nó khiến nơi sống của 200.000 dân chìm trong lớp sương mù lạnh.
Theo cách mô tả của người dân địa phương, nhiệt độ -40 độ C chỉ là “lạnh chứ không phải rất lạnh”. Trong năm 2007, người dân ở đây trải qua một mùa đông ấm áp đặt biệt khi nhiệt độ xuống mức -25 độ C, trong khi mùa đông lạnh nhất của họ đạt tới -71,2 độ C. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên nền đất đóng băng vĩnh viễn.
Yakutsk là thủ phủ của khu vực rộng lớn mang tên Yakutia với diện tích hơn 1 triệu dặm vuông. Thành phố lạnh giá cách Moscow 6 múi giờ. Trong hai thế kỷ trước, người ta mất hơn 3 tháng để đi từ Moscow tới Yakutsk. Ngày nay, thời gian di chuyển giảm xuống còn 6 giờ nhưng tiền vé máy bay tới đây lên tới 750 USD mỗi chuyến.
Phần lớn xe hơi ở Yakutsk là phương tiện cũ từ Nhật Bản. Người dân ở đây thường không tắt động cơ của xe nếu có việc trong khoảng nửa tiếng. Thậm chí người ta còn để động cơ hoạt động suốt ngày nhằm ngăn chặn tình trạng kính xe mờ vì hơi nước và động cơ không thể khởi động trong trời lạnh.
Khu vực lạnh giá nổi tiếng bởi những mỏ vàng và kim cương. Alrosa, công ty kim cương nổi tiếng của Nga, đặt trụ sở trong khu vực. Nó cũng chiếm 20% nguồn cung kim cương thô của thị trường thế giới. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng giúp Yakutsk phát triển dù nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt.
Thực phẩm ở Yakutsk chủ yếu là thịt. Nhiệt độ lạnh giá khiến ít loài cây có khả năng phát triển ở đây. Người dân dùng vỏ của vân sam, thông và tùng - những loài cây hiếm hoi có thể sống trong giá lạnh. Họ cắt chúng thành miếng nhỏ để nấu cháo hoặc làm bánh rồi ăn với sữa hay cá khô.
Tuy nhiên, mùa hè ở Yakutsk cũng không dễ chịu. Trong thời gian ngắn khoảng 2 hay 3 tuần, nhiệt độ ở đây đạt tới ngưỡng 30 hay 35 độ C. Không tòa nhà nào trong thành phố có máy điều hòa nhiệt độ nên người dân dường như phải sống chung với những loài côn trùng hút máu đang tranh thủ hồi sinh. Thậm chí những đàn muỗi dày đặc có thể khiến một con tuần lộc chết vì ngạt.