Những cực hình xử tử này chủ yếu được nhà Thanh sử dụng lại của nhà Minh, tuy đã bỏ đi một số hình thức tra tấn như cưa người, dùng gậy đánh, giảm nhẹ một số nhục hình nặng nhưng trên thực tế thì còn tàn khốc hơn. Trong ảnh, người đàn ông này không phải phạm nhân và đang thị phạm để cho nhiếp anh gia chụp lại. Nếu chịu hình phạt này thì không thể đứng được, cũng không thể ngồi được. Nếu chịu hình phạt này vài ngày thì toàn thân phạm nhân sẽ không thể cử động được.Trong ảnh là đao phủ chuẩn bị hành hình, người đang quỳ dưới mặt đất đầy bùn nhơ nhớp kia chính là phạm nhân sắp bị chém đầu. Ảnh chụp vào năm 1900.Những người bị hình phạt "trảm giam hậu" và "giảo giam hậu" tức là sau khi bị định tội chết, nhưng không phải thi hành án ngay mà sẽ được giam vào ngục. Đến mùa thu hàng năm, vào dịp thẩm án mùa thu, hoàng đế sẽ xem xét và cân nhắc mới có được hi vọng miễn chết. Trong ảnh là một tội nhân bị bắt trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Hán Khẩu năm 1900.Bức ảnh này chụp các tù nhân ở ngoài nhà tù Thiên Tân năm 1900. Người cầm súng đứng cạnh chính là một cai ngục người Nhật Bản.Những phạm nhân ban đầu được thẩm định tại một huyện biên giới Vân Nam, sau đó sẽ dùng xe chuyên chở phạm nhân đưa đến Côn Minh để phúc thẩm. Sau khi phạm nhân đến đủ, án sát sử sẽ thông báo với viện tuần phủ Vân Nam. Tuần phủ sẽ định kỳ đến sở Sứ sát, binh sĩ sẽ áp giải từng toán phạm nhân mặc áo màu gụ, đeo xiềng xích, cổ đeo gông, thăng đường thẩm vấn. Trong ảnh là phạm nhân của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn chụp năm 1900 tại Bắc Kinh.Việc phán quyết đối với phạm nhân dưới triều Thanh sẽ do quan ở các phủ, ty, châu và huyện thẩm vấn. Với những vụ án có tình tiết nặng, tội danh lớn trước khi chịu thi hành hình phạt sẽ được cho một bát cơm có thịt và rượu. Đến giờ quy định đao phủ sẽ giơ đao chém đầu. Sau đó đầu của tội phạm sẽ bị treo ở tường thành hoặc những nơi đông người để thị chúng. Trong ảnh là phạm nhân đang đeo gông vào cổ.Đây là trạm lồng thường được làm bằng gỗ, phạm nhân bị định tội sẽ bị nhốt vào đây khoảng vài ngày, ảnh chụp năm 1900.Trong thời gian diễn ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, người phạm nhân bị ngã nằm trong ảnh đã chết.Một phạm nhân của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900 đang sắp bị bắn.Dụng cụ tra tấn đương thời rất tàn khốc: Phạm nhân trên đường di chuyền thường phải đeo gông vào cổ, chân đeo xiềng xích. Có người sẽ bị nhốt vào cũi. Có người xích vào một cái cọc sắt có chiều cao tương đương với chiều cao của cơ thể và nặng khoảng 15 kg. Hai đầu của cọc sắt sẽ có hai lỗ kèm theo hai sợi dây xích. Sợi xích ở trên có một vòng sắt lớn chụp vào đầu phạm nhân, sợi xích ở dưới cùm vào chân phạm nhân. cả ngày lẫn đêm sẽ phải ôm cọc sắt đó. Tùng xẻo chính là hình thức xử tử ghê rợn nhất thời bấy giờ. Chỉ có một số trọng tội như con giết cha mẹ, vợ giết chồng hoặc những người phạm tội mưu phản sẽ bị chịu hình phạt này.Những phạm nhân cổ đeo gông, chân bị xích.Hoặc phạm nhân cổ sẽ phải đeo xích, chân tra vào cùm.Một phạm nhân đang chuẩn bị hành hình.
Những cực hình xử tử này chủ yếu được nhà Thanh sử dụng lại của nhà Minh, tuy đã bỏ đi một số hình thức tra tấn như cưa người, dùng gậy đánh, giảm nhẹ một số nhục hình nặng nhưng trên thực tế thì còn tàn khốc hơn. Trong ảnh, người đàn ông này không phải phạm nhân và đang thị phạm để cho nhiếp anh gia chụp lại. Nếu chịu hình phạt này thì không thể đứng được, cũng không thể ngồi được. Nếu chịu hình phạt này vài ngày thì toàn thân phạm nhân sẽ không thể cử động được.
Trong ảnh là đao phủ chuẩn bị hành hình, người đang quỳ dưới mặt đất đầy bùn nhơ nhớp kia chính là phạm nhân sắp bị chém đầu. Ảnh chụp vào năm 1900.
Những người bị hình phạt "trảm giam hậu" và "giảo giam hậu" tức là sau khi bị định tội chết, nhưng không phải thi hành án ngay mà sẽ được giam vào ngục. Đến mùa thu hàng năm, vào dịp thẩm án mùa thu, hoàng đế sẽ xem xét và cân nhắc mới có được hi vọng miễn chết. Trong ảnh là một tội nhân bị bắt trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Hán Khẩu năm 1900.
Bức ảnh này chụp các tù nhân ở ngoài nhà tù Thiên Tân năm 1900. Người cầm súng đứng cạnh chính là một cai ngục người Nhật Bản.
Những phạm nhân ban đầu được thẩm định tại một huyện biên giới Vân Nam, sau đó sẽ dùng xe chuyên chở phạm nhân đưa đến Côn Minh để phúc thẩm. Sau khi phạm nhân đến đủ, án sát sử sẽ thông báo với viện tuần phủ Vân Nam. Tuần phủ sẽ định kỳ đến sở Sứ sát, binh sĩ sẽ áp giải từng toán phạm nhân mặc áo màu gụ, đeo xiềng xích, cổ đeo gông, thăng đường thẩm vấn. Trong ảnh là phạm nhân của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn chụp năm 1900 tại Bắc Kinh.
Việc phán quyết đối với phạm nhân dưới triều Thanh sẽ do quan ở các phủ, ty, châu và huyện thẩm vấn. Với những vụ án có tình tiết nặng, tội danh lớn trước khi chịu thi hành hình phạt sẽ được cho một bát cơm có thịt và rượu. Đến giờ quy định đao phủ sẽ giơ đao chém đầu. Sau đó đầu của tội phạm sẽ bị treo ở tường thành hoặc những nơi đông người để thị chúng. Trong ảnh là phạm nhân đang đeo gông vào cổ.
Đây là trạm lồng thường được làm bằng gỗ, phạm nhân bị định tội sẽ bị nhốt vào đây khoảng vài ngày, ảnh chụp năm 1900.
Trong thời gian diễn ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, người phạm nhân bị ngã nằm trong ảnh đã chết.
Một phạm nhân của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900 đang sắp bị bắn.
Dụng cụ tra tấn đương thời rất tàn khốc: Phạm nhân trên đường di chuyền thường phải đeo gông vào cổ, chân đeo xiềng xích. Có người sẽ bị nhốt vào cũi. Có người xích vào một cái cọc sắt có chiều cao tương đương với chiều cao của cơ thể và nặng khoảng 15 kg. Hai đầu của cọc sắt sẽ có hai lỗ kèm theo hai sợi dây xích. Sợi xích ở trên có một vòng sắt lớn chụp vào đầu phạm nhân, sợi xích ở dưới cùm vào chân phạm nhân. cả ngày lẫn đêm sẽ phải ôm cọc sắt đó.
Tùng xẻo chính là hình thức xử tử ghê rợn nhất thời bấy giờ. Chỉ có một số trọng tội như con giết cha mẹ, vợ giết chồng hoặc những người phạm tội mưu phản sẽ bị chịu hình phạt này.
Những phạm nhân cổ đeo gông, chân bị xích.
Hoặc phạm nhân cổ sẽ phải đeo xích, chân tra vào cùm.
Một phạm nhân đang chuẩn bị hành hình.