Trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược giai đoạn năm 1954 - 1975, các họa sĩ miền Bắc Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các chiến sĩ cách mạng trên tiền tuyến và nhân dân hai miền Nam - Bắc. Ảnh: Hình ảnh Bác Hồ và câu nói nổi tiếng của Người được các họa sĩ đưa vào các bức tranh cổ động, tuyên truyền chống kẻ thù xâm lược.Những bức tranh cổ động có hiệu quả tuyên truyền cao và chi phí thấp."Các bức tranh cổ động không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ mà còn là những tài liệu lịch sử", ông Richard Di San Marzano - người phụ trách Dogma Collection (bộ sưu tập Dogma) về nghệ thuật tuyên truyền của Việt Nam cho hay. Sắp tới đây, một buổi triển lãm về tranh cổ động Việt Nam những năm 50 - 80 sẽ được giới thiệu tại một buổi triển lãm ở thành phố Hồ Chí Minh.Ông Marzano cho hay, khoảng 1.000 bức tranh cổ động Việt Nam được ông Dominic Scriven (người Anh) sưu tầm, lưu giữ sẽ được trưng bày trong buổi triển lãm sắp tới. Ông Scriven là người sáng lập Dogma Collection, đã chuyển đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ những năm 1990.Hình ảnh phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong các bức tranh cổ động của Việt Nam giai đoạn năm 1954 - 1975, với những vai trò khác nhau trong đó có nhiệm vụ thông xe, mở đường.Theo ông Marzano, tranh cổ động của Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ có mục đích tuyên truyền mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.Ông Marzano cũng chia sẻ một số bức tranh cổ động được các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác ở ngay mặt sau bản đồ hay tranh cổ động của Liên Xô trong khoảng thời gian khan hiếm giấy, màu vẽ sau năm 1965.
Trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược giai đoạn năm 1954 - 1975, các họa sĩ miền Bắc Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các chiến sĩ cách mạng trên tiền tuyến và nhân dân hai miền Nam - Bắc. Ảnh: Hình ảnh Bác Hồ và câu nói nổi tiếng của Người được các họa sĩ đưa vào các bức tranh cổ động, tuyên truyền chống kẻ thù xâm lược.
Những bức tranh cổ động có hiệu quả tuyên truyền cao và chi phí thấp.
"Các bức tranh cổ động không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ mà còn là những tài liệu lịch sử", ông Richard Di San Marzano - người phụ trách Dogma Collection (bộ sưu tập Dogma) về nghệ thuật tuyên truyền của Việt Nam cho hay. Sắp tới đây, một buổi triển lãm về tranh cổ động Việt Nam những năm 50 - 80 sẽ được giới thiệu tại một buổi triển lãm ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Marzano cho hay, khoảng 1.000 bức tranh cổ động Việt Nam được ông Dominic Scriven (người Anh) sưu tầm, lưu giữ sẽ được trưng bày trong buổi triển lãm sắp tới. Ông Scriven là người sáng lập Dogma Collection, đã chuyển đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ những năm 1990.
Hình ảnh phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong các bức tranh cổ động của Việt Nam giai đoạn năm 1954 - 1975, với những vai trò khác nhau trong đó có nhiệm vụ thông xe, mở đường.
Theo ông Marzano, tranh cổ động của Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ có mục đích tuyên truyền mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.
Ông Marzano cũng chia sẻ một số bức tranh cổ động được các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác ở ngay mặt sau bản đồ hay tranh cổ động của Liên Xô trong khoảng thời gian khan hiếm giấy, màu vẽ sau năm 1965.