Lang Biang nằm ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt khoảng chừng 12km. Nơi đây đã được phát triển và mở rộng thành khu du lịch Lang Biang. Lang Biang được ghép từ tên của chàng K’lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.Sự tích núi Lang Biang bắt nguồn từ việc hai người khác bộ tộc nên không được phép cưới nhau. Vì tình yêu mãnh liệt nên cả hai đã lựa chọn cái chết để khẳng định tình yêu cũng như phản đối những hủ tục khắt khe.Khi cả 2 người mất đi, cha của Biang liền hối hận và quyết định thống nhất các bộ tộc trong làng thành dân tộc với tên gọi là K’Ho. Mộ của hai người chính là 2 ngọn núi Núi Ông và Núi Bà nằm bên cạnh nhau.Chính vì thế Lang Biang không phải là một ngọn núi duy nhất mà là một dãy núi với 2 ngọn núi là núi Ông và núi Bà. Trong đó, núi ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Núi bà cao nhất với 2.167 m so với mặt nước biển. Ngoài ra còn có đồi Ra-đa cao 1.929 m.Để lên tới đỉnh cao nhất của Lang Biang cần phải đi xuyên qua tán rừng già, nhiều cây đại thụ, suối nhỏ róc rách, trong đó có những đoạn đường ngoằn nghèo và dốc.Càng lên cao, cái lạnh càng sâu theo mỗi bước chân. Càng lên cao đường đi càng khó khăn và thu hẹp lại với dây leo chằng chịt, các tảng đá to lớn, đường dốc khúc khuỷu.Sau 3-4 tiếng mệt lả đi bộ xuyên qua rừng già, đường dốc là tới đỉnh núi. Trời xanh vời vợi với biển mây xanh – trắng lững lờ trôi, không khí mát lành…Đặc biệt, nhắc tới Lang Biang và Đạt Lạt, người dân còn nhắc tới công lao của nhà thám hiểm- nhà bác học Yersin, người có công phát hiện ra Lang Biang.Yersin viết: “Núi Lang Biang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần. Dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bùn. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét. Đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi”.Ông mô tả thêm:“Ngày 21/6/1893: Tôi xúc động sâu sắc khi vượt khỏi rừng thông đã đối diện một cao nguyên mênh mông, nhấp nhô, hoang vu, không cây cối, có dáng hình một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng nhấp nhô màu xanh. Dãy núi Lang Biang đứng sừng sững phía chân trời Tây Bắc của cao nguyên làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ hùng vĩ”.Mời độc giả xem video:G7 ủng hộ các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguồn: THDT.
Lang Biang nằm ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt khoảng chừng 12km. Nơi đây đã được phát triển và mở rộng thành khu du lịch Lang Biang.
Lang Biang được ghép từ tên của chàng K’lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Sự tích núi Lang Biang bắt nguồn từ việc hai người khác bộ tộc nên không được phép cưới nhau. Vì tình yêu mãnh liệt nên cả hai đã lựa chọn cái chết để khẳng định tình yêu cũng như phản đối những hủ tục khắt khe.
Khi cả 2 người mất đi, cha của Biang liền hối hận và quyết định thống nhất các bộ tộc trong làng thành dân tộc với tên gọi là K’Ho. Mộ của hai người chính là 2 ngọn núi Núi Ông và Núi Bà nằm bên cạnh nhau.
Chính vì thế Lang Biang không phải là một ngọn núi duy nhất mà là một dãy núi với 2 ngọn núi là núi Ông và núi Bà. Trong đó, núi ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Núi bà cao nhất với 2.167 m so với mặt nước biển. Ngoài ra còn có đồi Ra-đa cao 1.929 m.
Để lên tới đỉnh cao nhất của Lang Biang cần phải đi xuyên qua tán rừng già, nhiều cây đại thụ, suối nhỏ róc rách, trong đó có những đoạn đường ngoằn nghèo và dốc.
Càng lên cao, cái lạnh càng sâu theo mỗi bước chân. Càng lên cao đường đi càng khó khăn và thu hẹp lại với dây leo chằng chịt, các tảng đá to lớn, đường dốc khúc khuỷu.
Sau 3-4 tiếng mệt lả đi bộ xuyên qua rừng già, đường dốc là tới đỉnh núi. Trời xanh vời vợi với biển mây xanh – trắng lững lờ trôi, không khí mát lành…
Đặc biệt, nhắc tới Lang Biang và Đạt Lạt, người dân còn nhắc tới công lao của nhà thám hiểm- nhà bác học Yersin, người có công phát hiện ra Lang Biang.
Yersin viết: “Núi Lang Biang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần. Dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bùn. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét. Đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi”.
Ông mô tả thêm:“Ngày 21/6/1893: Tôi xúc động sâu sắc khi vượt khỏi rừng thông đã đối diện một cao nguyên mênh mông, nhấp nhô, hoang vu, không cây cối, có dáng hình một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng nhấp nhô màu xanh. Dãy núi Lang Biang đứng sừng sững phía chân trời Tây Bắc của cao nguyên làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ hùng vĩ”.