Dùng để đựng đồ ăn mang đi, cái cà mèn hay cái cặp lồng là một vật dụng rất quen thuộc với người Việt. Món đồ này đã “cập bến” Việt Nam khi nào, và tên gọi của nó bắt nguồn từ đâu?Trở về với thời điểm hơn một thế kỷ trước, những cái cà mèn / cặp lồng đầu tiên đã theo chân người Pháp vào dải đất hình chữ S sau những chuyến tàu biển đường dài.Người Pháp gọi đồ vật này là “gamelle” với nghĩa gốc là “có nhiều ngăn hỗn tạp lồng vào nhau”. Và người Việt phiên âm từ “gamelle” thành “cà mèn”, hay “cà mên”, “gà mên”...Cũng chính từ nghĩa gốc của tiếng Pháp (nhiều ngăn lồng lại, cặp lại) mà có thêm cách gọi “cặp lồng”. Sau này có các nơi nói lái thành “cạp lồng” hay “khạp lồng”. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.Về cơ bản, cái cặp lồng được sử dụng để mang đồ ăn trong hoàn cảnh không thể sử dụng được các dụng cụ nấu nướng thông thường. Nó luôn có quai để tiện cho việc vận chuyển.Tùy theo kích cỡ, một bộ cặp lồng có thể phục vụ một người hoặc một gia đình nhiều thành viên. Phổ biến nhất là cặp lồng cá nhân, còn loại lớn thường dùng cho các chuyến dã ngoại.Vào thời bao cấp, chiếc cặp lồng nhôm là vật “bất khả ly thân” của nhiều cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Ngày nay, cặp lồng vẫn được dân công sở dùng nhiều, với hình thức, mẫu mã, chất liệu rất đa dạng.Những chiếc cặp lồng “cổ” giờ trở thành hàng hiếm, được những người sưu tầm đồ xưa săn lùng với giá cao nếu còn đẹp và nguyên vẹn... Ảnh: PetroTimes.Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Dùng để đựng đồ ăn mang đi, cái cà mèn hay cái cặp lồng là một vật dụng rất quen thuộc với người Việt. Món đồ này đã “cập bến” Việt Nam khi nào, và tên gọi của nó bắt nguồn từ đâu?
Trở về với thời điểm hơn một thế kỷ trước, những cái cà mèn / cặp lồng đầu tiên đã theo chân người Pháp vào dải đất hình chữ S sau những chuyến tàu biển đường dài.
Người Pháp gọi đồ vật này là “gamelle” với nghĩa gốc là “có nhiều ngăn hỗn tạp lồng vào nhau”. Và người Việt phiên âm từ “gamelle” thành “cà mèn”, hay “cà mên”, “gà mên”...
Cũng chính từ nghĩa gốc của tiếng Pháp (nhiều ngăn lồng lại, cặp lại) mà có thêm cách gọi “cặp lồng”. Sau này có các nơi nói lái thành “cạp lồng” hay “khạp lồng”. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.
Về cơ bản, cái cặp lồng được sử dụng để mang đồ ăn trong hoàn cảnh không thể sử dụng được các dụng cụ nấu nướng thông thường. Nó luôn có quai để tiện cho việc vận chuyển.
Tùy theo kích cỡ, một bộ cặp lồng có thể phục vụ một người hoặc một gia đình nhiều thành viên. Phổ biến nhất là cặp lồng cá nhân, còn loại lớn thường dùng cho các chuyến dã ngoại.
Vào thời bao cấp, chiếc cặp lồng nhôm là vật “bất khả ly thân” của nhiều cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Ngày nay, cặp lồng vẫn được dân công sở dùng nhiều, với hình thức, mẫu mã, chất liệu rất đa dạng.
Những chiếc cặp lồng “cổ” giờ trở thành hàng hiếm, được những người sưu tầm đồ xưa săn lùng với giá cao nếu còn đẹp và nguyên vẹn... Ảnh: PetroTimes.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.