Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với độ cao 837 m, là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh).
Núi Chứa Chan được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2012.
Đỉnh cao nhất của núi Chứa Chan được xác định 837m so với mực nước biển. Phần lớn, sườn núi có độ nghiêng 30-35 độ và có những nơi tạo vách thẳng đứng.
Núi Chứa Chan có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp.
Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi nhuốm màu xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám.Núi Chứa Chan còn nổi tiếng với những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi.Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích. Trên các hốc đá, những mạch nước ngầm sủi lên và tụ lại, người dân địa phương gọi là giếng Tiên.Núi Chứa Chan còn là nơi của các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ. Khu vực triền núi cao ở phía Bắc thuộc xã Xuân Trường có bãi đá nhiều hình thú, công kênh vào nhau với diện tích khoảng 500m2.
Nhiều tảng đá ken vào thành những bức tường dày, lối vào âm sâu, khúc khuỷu. Khu vực đá này khi các cơ quan xếp hạng di tích định danh là Mật khu Hầm Hinh bởi gắn liền với thời kỳ các lực lượng cách mạng dùng làm căn cứ thời chống Pháp, chống Mỹ.
Trên núi có rất nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa được xây bên những vách đá lớn. Chùa Bửu Quang ở vị trí cao nhất, tọa lạc theo thế của một số vách, hàm đá có độ cao trên 660m. Chùa được khai sơn vào đầu thế kỷ XX với sự kiến tạo theo hàm Rồng của một hang đá.
Các ngôi chùa khác được khởi dựng muộn, vào giữa thập niên 50 (thế kỷ XX), cũng tựa dựng vào thế của các hang đá trên sườn núi: chùa Lâm Sơn (độ cao 250m), chùa Linh Sơn (450m).Trên đỉnh cao nhất của núi Chứa Chan nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ.
Hiện nay tại núi Chứa Chan đã có hệ thống cáp treo hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích băng rừng, vượt núi để thử thách bản thân với sự hiểm trở nhưng nên thơ của núi Chứa Chan.Mời độc giả xem video:Tiền Giang triển khai nhiều chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Nguồn: ANTV.
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với độ cao 837 m, là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh).
Núi Chứa Chan được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2012.
Đỉnh cao nhất của núi Chứa Chan được xác định 837m so với mực nước biển. Phần lớn, sườn núi có độ nghiêng 30-35 độ và có những nơi tạo vách thẳng đứng.
Núi Chứa Chan có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp.
Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi nhuốm màu xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám.
Núi Chứa Chan còn nổi tiếng với những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi.
Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích. Trên các hốc đá, những mạch nước ngầm sủi lên và tụ lại, người dân địa phương gọi là giếng Tiên.
Núi Chứa Chan còn là nơi của các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ. Khu vực triền núi cao ở phía Bắc thuộc xã Xuân Trường có bãi đá nhiều hình thú, công kênh vào nhau với diện tích khoảng 500m2.
Nhiều tảng đá ken vào thành những bức tường dày, lối vào âm sâu, khúc khuỷu. Khu vực đá này khi các cơ quan xếp hạng di tích định danh là Mật khu Hầm Hinh bởi gắn liền với thời kỳ các lực lượng cách mạng dùng làm căn cứ thời chống Pháp, chống Mỹ.
Trên núi có rất nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa được xây bên những vách đá lớn. Chùa Bửu Quang ở vị trí cao nhất, tọa lạc theo thế của một số vách, hàm đá có độ cao trên 660m. Chùa được khai sơn vào đầu thế kỷ XX với sự kiến tạo theo hàm Rồng của một hang đá.
Các ngôi chùa khác được khởi dựng muộn, vào giữa thập niên 50 (thế kỷ XX), cũng tựa dựng vào thế của các hang đá trên sườn núi: chùa Lâm Sơn (độ cao 250m), chùa Linh Sơn (450m).
Trên đỉnh cao nhất của núi Chứa Chan nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ.
Hiện nay tại núi Chứa Chan đã có hệ thống cáp treo hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích băng rừng, vượt núi để thử thách bản thân với sự hiểm trở nhưng nên thơ của núi Chứa Chan.
Mời độc giả xem video:Tiền Giang triển khai nhiều chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Nguồn: ANTV.