Trong Chiến tranh thế giới 2, chiến trường Mặt trận phía Đông là chiến tuyến giao tranh ác liệt chủ yếu giữa phát xít Đức với Hồng quân Liên Xô. Kết thúc trận chiến đó, khoảng 27 triệu binh sĩ và dân thường Liên Xô thiệt mạng. Trong khi đó, phát xít Đức tổn thất gần 4 triệu binh sĩ. Trong ảnh là binh sĩ Liên Xô bảo vệ thành phố Stalingrad năm 1942 sau khi phát xít Đức tấn công.Tại Mặt trận phía Đông, nhiều cuộc chiến ác liệt giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô nổ ra trong thời gian này. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc đụng độ xe bọc thép lớn nhất lịch sử - trận Kursk và cuộc vây hãm tốn kém nhất mà phát xít Đức triển khai - trận Leningrad kéo dài trong gần 900 ngày. Những cuộc chiến này gây thương vong lớn về người và tài sản.Nhóm binh sĩ phát xít Đức sử dụng súng chống tăng khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Nga năm 1942.Người dân Leningrad lấy nước từ một rãnh nước bên đường. Trong trận chiến Leningrad hồi Chiến tranh thế giới 2, phát xít Đức đã phong tỏa mọi nguồn cung cấp nhu yếu phẩm khiến toàn bộ thành phố này bị thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men. Hàng chục ngàn người đã chết vì đói trong cuộc chiến kéo dài gần 3 năm này. Thêm vào đó, nhiều công trình công sự lẫn dân sự bị phát xít Đức phá hủy.Khung cảnh hoang tàn, tiêu điều ở Nga do bị phát xít Đức ngày đêm bắn phá.Một số lượng lớn binh sĩ và các phương tiện quân sự của Đức vượt sông Don ngày 31/7/1942 để chuẩn bị tấn công các thành phố, làng mạc của Nga.Một phụ nữ Nga thất thần, chua xót khi đứng trước ngôi nhà của mình bị thiêu rụi vì bom đạn chiến tranh khốc liệt năm 1942.Tay súng phát xít Đức cầm chắc vũ khí trong tay khi chiến đấu ở mặt trận Stalingrad mùa Xuân năm 1942.Lính Đức ngồi trong xe tăng vượt sông, tiến vào các thành phố, làng mạc của Liên Xô để thực hiện chiến dịch tấn công theo lệnh trùm phát xít Hitler.Ba trẻ mồ côi Liên Xô đứng bơ vơ, trơ trọi giữa khung cảnh hoang tàn - nơi từng là nhà của mình vào cuối năm 1942. Sau khi phá hủy ngôi nhà của các em, phát xít Đức đã bắt cha mẹ họ làm tù binh, khiến ba em bé bơ vơ, không nơi nương tựa.
Trong Chiến tranh thế giới 2, chiến trường Mặt trận phía Đông là chiến tuyến giao tranh ác liệt chủ yếu giữa phát xít Đức với Hồng quân Liên Xô. Kết thúc trận chiến đó, khoảng 27 triệu binh sĩ và dân thường Liên Xô thiệt mạng. Trong khi đó, phát xít Đức tổn thất gần 4 triệu binh sĩ. Trong ảnh là binh sĩ Liên Xô bảo vệ thành phố Stalingrad năm 1942 sau khi phát xít Đức tấn công.
Tại Mặt trận phía Đông, nhiều cuộc chiến ác liệt giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô nổ ra trong thời gian này. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc đụng độ xe bọc thép lớn nhất lịch sử - trận Kursk và cuộc vây hãm tốn kém nhất mà phát xít Đức triển khai - trận Leningrad kéo dài trong gần 900 ngày. Những cuộc chiến này gây thương vong lớn về người và tài sản.
Nhóm binh sĩ phát xít Đức sử dụng súng chống tăng khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Nga năm 1942.
Người dân Leningrad lấy nước từ một rãnh nước bên đường. Trong trận chiến Leningrad hồi Chiến tranh thế giới 2, phát xít Đức đã phong tỏa mọi nguồn cung cấp nhu yếu phẩm khiến toàn bộ thành phố này bị thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men. Hàng chục ngàn người đã chết vì đói trong cuộc chiến kéo dài gần 3 năm này. Thêm vào đó, nhiều công trình công sự lẫn dân sự bị phát xít Đức phá hủy.
Khung cảnh hoang tàn, tiêu điều ở Nga do bị phát xít Đức ngày đêm bắn phá.
Một số lượng lớn binh sĩ và các phương tiện quân sự của Đức vượt sông Don ngày 31/7/1942 để chuẩn bị tấn công các thành phố, làng mạc của Nga.
Một phụ nữ Nga thất thần, chua xót khi đứng trước ngôi nhà của mình bị thiêu rụi vì bom đạn chiến tranh khốc liệt năm 1942.
Tay súng phát xít Đức cầm chắc vũ khí trong tay khi chiến đấu ở mặt trận Stalingrad mùa Xuân năm 1942.
Lính Đức ngồi trong xe tăng vượt sông, tiến vào các thành phố, làng mạc của Liên Xô để thực hiện chiến dịch tấn công theo lệnh trùm phát xít Hitler.
Ba trẻ mồ côi Liên Xô đứng bơ vơ, trơ trọi giữa khung cảnh hoang tàn - nơi từng là nhà của mình vào cuối năm 1942. Sau khi phá hủy ngôi nhà của các em, phát xít Đức đã bắt cha mẹ họ làm tù binh, khiến ba em bé bơ vơ, không nơi nương tựa.