Nữ hải tặc Ching Shih cầm đầu đội cướp biển hơn 50.000 người gây ra nhiều "sóng gió" trên mặt biển. Ít i có thể ngờ rằng, một người phụ nữ như bà ta có thể chỉ huy đội hải tặc lớn và toàn là nam giới như vậy.Theo các ghi chép lịch sử, Ching Shih (1775 - 1844) chào đời ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngay từ khi còn bé, bà làm kỹ nữ trong một kỹ viện ở Quảng Châu.Chính tại chốn làng chơi này, Ching Shih gặp hải tặc Cheng I vào năm 1801. Gã cướp biển này là chỉ huy đội cướp biển có tên Hạm đội Cờ đỏ. Y đem lòng yêu kỹ nữ nên bỏ tiền chuộc thân cho bà. Sau đó, hai người trở thành vợ chồng.Từ khi trở thành phu phân cướp biển, Ching Shih theo chồng tham gia nhiều phi vụ tấn công, cướp bóc tàu thuyền. Ban đầu, nhóm cướp biển của vợ chồng gã chỉ có 600 hải tặc và khoảng 200 tàu cướp biển.Với nhiều phi vụ thành công, Hạm đội Cờ đỏ thâu tóm nhiều nhóm hải tặc nhỏ khác. Theo đó, số thành viên của đội cướp biển tăng lên 50.000 - 70.000 người.Năm 1807, Cheng I chết. Sau cái chết của chồng, Ching Shih đứng lên nắm quyền và trở thành người đứng đầu Hạm đội Cờ đỏ. Dù là phụ nữ nhưng bà ta vô cùng hung hãn, độc ác, giỏi chiến đấu nên khiến hàng ngàn tên cướp biển trung thành và phục tùng mọi mệnh lệnh.Dưới sự chỉ huy của Ching Shih, đội cướp biển không dám làm loạn bởi bất cứ kẻ nào có ý định phản bội sẽ bị bà ra lệnh truy sát đến cùng. Với những luật lệ và số lượng hải tặc lớn như vậy, đội cướp biển của Ching Shih cướp được số tài sản khổng lồ khiến các tàu đi biển khiếp sợ.Vào năm 1808, triều đình nhà Thanh cử người đi tiêu diệt Hạm đội Cờ đỏ nhưng không thành. Phải đến năm 1809, hải quân Bồ Đào Nha đánh bại đội cướp biển do Ching Shih cầm đầu.Trong số những hải tặc bị bắt có Ching Shih. Khi ấy, nhà Thanh xin hàng hải quân Bồ Đào Nha ân xá cho nữ cướp biển này. Đổi lại, khi được tự do, Ching Shih giải tán toàn bộ đội cướp biển và hoàn lương. Những tên hải tặc sẽ được chính quyền bố trí cho công việc khác để bắt đầu cuộc sống mới.Sau khi từ bỏ con đường hải tặc, Ching Shih tái hôn và sinh 1 con trai, 1 con gái. Tuy nhiên, năm 1822, người chồng chết nên bà đưa 2 con sang Macao sinh sống. Bà sống ở đây cho đến khi qua đời năm 1844. Mời độc giả xem video: Tàu vận tải Hàn Quốc bị cướp biển tấn công. Nguồn: THĐT1.
Nữ hải tặc Ching Shih cầm đầu đội cướp biển hơn 50.000 người gây ra nhiều "sóng gió" trên mặt biển. Ít i có thể ngờ rằng, một người phụ nữ như bà ta có thể chỉ huy đội hải tặc lớn và toàn là nam giới như vậy.
Theo các ghi chép lịch sử, Ching Shih (1775 - 1844) chào đời ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngay từ khi còn bé, bà làm kỹ nữ trong một kỹ viện ở Quảng Châu.
Chính tại chốn làng chơi này, Ching Shih gặp hải tặc Cheng I vào năm 1801. Gã cướp biển này là chỉ huy đội cướp biển có tên Hạm đội Cờ đỏ. Y đem lòng yêu kỹ nữ nên bỏ tiền chuộc thân cho bà. Sau đó, hai người trở thành vợ chồng.
Từ khi trở thành phu phân cướp biển, Ching Shih theo chồng tham gia nhiều phi vụ tấn công, cướp bóc tàu thuyền. Ban đầu, nhóm cướp biển của vợ chồng gã chỉ có 600 hải tặc và khoảng 200 tàu cướp biển.
Với nhiều phi vụ thành công, Hạm đội Cờ đỏ thâu tóm nhiều nhóm hải tặc nhỏ khác. Theo đó, số thành viên của đội cướp biển tăng lên 50.000 - 70.000 người.
Năm 1807, Cheng I chết. Sau cái chết của chồng, Ching Shih đứng lên nắm quyền và trở thành người đứng đầu Hạm đội Cờ đỏ. Dù là phụ nữ nhưng bà ta vô cùng hung hãn, độc ác, giỏi chiến đấu nên khiến hàng ngàn tên cướp biển trung thành và phục tùng mọi mệnh lệnh.
Dưới sự chỉ huy của Ching Shih, đội cướp biển không dám làm loạn bởi bất cứ kẻ nào có ý định phản bội sẽ bị bà ra lệnh truy sát đến cùng. Với những luật lệ và số lượng hải tặc lớn như vậy, đội cướp biển của Ching Shih cướp được số tài sản khổng lồ khiến các tàu đi biển khiếp sợ.
Vào năm 1808, triều đình nhà Thanh cử người đi tiêu diệt Hạm đội Cờ đỏ nhưng không thành. Phải đến năm 1809, hải quân Bồ Đào Nha đánh bại đội cướp biển do Ching Shih cầm đầu.
Trong số những hải tặc bị bắt có Ching Shih. Khi ấy, nhà Thanh xin hàng hải quân Bồ Đào Nha ân xá cho nữ cướp biển này. Đổi lại, khi được tự do, Ching Shih giải tán toàn bộ đội cướp biển và hoàn lương. Những tên hải tặc sẽ được chính quyền bố trí cho công việc khác để bắt đầu cuộc sống mới.
Sau khi từ bỏ con đường hải tặc, Ching Shih tái hôn và sinh 1 con trai, 1 con gái. Tuy nhiên, năm 1822, người chồng chết nên bà đưa 2 con sang Macao sinh sống. Bà sống ở đây cho đến khi qua đời năm 1844.
Mời độc giả xem video: Tàu vận tải Hàn Quốc bị cướp biển tấn công. Nguồn: THĐT1.