Khu Central Hồng Kông trở thành vùng đất phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo của Hồng Kông kể từ sau khi mở cửa khẩu thông thương với bên ngoài. Hơn 100 năm qua, Central đã chứng kiến chế độ thực dân của Hồng Kông bao gồm cả sự phát triển khi quay về với Trung Quốc. Năm 1841 quân đội Anh chiếm đóng Hồng Kông. Năm 1842, “Hiệp ước Nam Kinh” đã cắt Hồng Kông cho Anh. Từ đó Hồng Kông trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Con phố Hollywood chính là một đại lộ phát triển nhất của Hồng Kông sau khi mở cửa. Trong ảnh là đại lộ Hollywood năm 1890.Từ lâu, khu vực Central phần lớn là các làng chài, sỏi đá và đồi dốc. Năm 1851, cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, rất nhiều người Quảng Tây đã chạy nạn đến Hồng Kông. Đất đai chật chội không thể đáp ứng được số lượng dân số tăng vọt, vì thế, khu vực Central bắt đầu tiến hành hoạt động lấn biển. Trong ảnh ghi lại hoạt động lấn biển vào năm 1890. Khu vực này chính là đường Can Nặc (Connaught Road) ngày nay.Năm 1841, chính quyền Hồng Kông đã cho xây dựng con đường lớn đầu tiên theo phong cách phương Tây ở khu Central. Tháng 2/1842, con đường này chính thức thông xe. Đây chính là công trình lấn biển đầu tiên của Hồng Kông. Con đường được đặt tên là “Queen's Road” nhằm tỏ lòng tôn kính đối với nữ hoàng Victoria của nước Anh thời bấy giờ. Trong ảnh chính là Queen's Road chụp vào năm 1895.Tiền thân của trung tâm thương mại Central chính là khu chợ Quảng Châu, nằm ở nơi giao cắt giữa đường Queen's Road và đường Gia Hàm (Graham Street) do những người Hoa đầu tiên sống ở khu vực này mở ra. Đây cũng chính là điểm giao thương và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Trung tâm thương mại Central hoạt động đến tháng 3/2003 thì ngừng. Trong ảnh là trung tâm thương mại Central được chụp vào năm 1920.Những năm 30 của thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến tranh kháng Nhật. Hồng Kông trở thành “cảng tránh bão” hay thiên đường cho giới trí thức yêu nước. Tại đây đã diễn ra các hoạt động kháng Nhật cứu quốc. Số 18, đường Nữ Hoàng (Queen's Road) chính là trụ sở của Bát Lộ quân tại Hồng Kông. Ngày 25/12/1941, sau khi kháng cự, tổng đốc Hồng Kông, Dương Mộ Kỳ đã đầu hàng quân Nhật, Hồng Kông thất thủ. Trong ảnh là quân Nhật đang tiến hành nghi thức nhập thành trên đường Nữ Hoàng sau khi chiếm đóng Hồng Kông.Thời quân Nhật chiếm đóng, rất nhiều tên đường, phố của Hồng Kông được đổi tên mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản. Ví dụ “Queen's Road” được đổi thành “ Minh Trị”. Trong ảnh quân nhật đang bắt nhân viên nước ngoài của ngân hàng HSBC rời khỏi Hồng Kông.Sau 3 năm 8 tháng, vào ngày 16/9/1945 Trung Hoa dân quốc, Anh và đại diện Nhật Bản là tổng đốc Hồng Kông đã ký kết hiệp ước đầu hàng. Hồng Kông chính thức bước sang trang mới. Trong ảnh là đại diện đế quốc Nhật đang ký hiệp ước đầu hàng.Sau khi Nhật Bản đầu hàng không lâu, các nước đồng minh đã tiến hành nghi thức kỉ niệm chiến thắng trước bia tưởng niệm hòa bình tại Central , Hồng Kông. Chính phủ quốc dân Trung Quốc cũng cử quân đội tham gia. Bia tưởng niệm hòa bình Hồng Kông nằm ở đường Chater, vốn dùng để tưởng niệm các quân nhân đã hi sinh trong thời gian đại chiến thế giới thứ nhất.Sau khi quân Nhật đầu hàng, tháng 10/1945, quân đội Anh đóng tại cảng đã tiến hành diễu hành ăn mừng chiến thắng.Sau khi Hồng Kông tự do, chính phủ Anh đã tiếp tục tiếp quản Hồng Kông. Tạm thời trong thời gian này sẽ thi hành dùng quân đội quản lý, cố gắng duy trì trật tự công bằng. Mãi đến ngày 01/5/1946, đô đốc Dương Mục Kỳ được phục chức, chính quyền Anh quốc đã khôi phục lại chế độ thực dân ở Hồng Kông. Trong ảnh chụp năm 1976, những công nhân đang làm việc tại bến tàu duyên hải Central.Dòng người đi bộ vội vã, người bán hàng rong mưu sinh trên đường Pottinger. Con đường này được gọi là "Đường đá" (đường Thạch Bản), nhằm kỷ niệm thống đốc đầu tiên của Hồng Kông có tên Sir Henry Pottinge. Con đường luôn mang đầy không khí hoài cổ.Những xe buýt công cộng trên đường Des Voeux, Central, Hồng Kông. Vào khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1904, việc lấn biển đã giúp Central có diện tích 57 mẫu Anh. Đường Des Voeux đã trở thành một trong những con phố chính của khu mới thành lập.Những quầy bán thuốc lá ở khu Central, Hồng Kông năm 1946-1947.Một nhân viên làm đẹp đang làm tóc cho kháchNgày 01/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Trong ảnh là các vệ binh đang đướng gác trước cổng phủ tổng đốc tại Central(ảnh chụp vào ngày 29/10).Khu Vinh Hoa Lý năm 1951.Đây là bến tàu Star ở Central, Hong Kong, đối diện bên kia là bán đảo Cửu Long. Bến tàu này do hãng tàu The Star kinh doanh, quản lý. Tàu Star là phương tiện giao thông vận tải biển lâu đời. Bến tàu Star từng thay đổi chỗ 4 lần. Tháng 4/1946, do tàu Star tăng giá vé, nên đã gây ra tình trạng bất ổn và bạo loạn ở khu Cửu Long.Năm 1966, Trung Quốc đại lục đã xảy ra cuộc "Cách mạng văn hóa”. Cho dù Liệu Thừa Chí trong Quốc vụ viện, phụ trách sự vụ Hồng Kông đã chỉ thị không phát động cải cách văn hóa ở Hồng Kông và Macao, nhưng trên thực tế, Hồng Kông vẫn bị ảnh hưởng. Trong ảnh là thời điểm năm 1966, trên kệ sách của một hiệu sách tại đại lộ Nữ Hoàng ở khu vực vẫn trưng bày ảnh và những trích dẫn lời nói của Mao Trạch Đông.Năm 1986, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã đến thăm Hồng Kông. Bà cũngđến Queen's Pier kiểm duyệt đội quân của quân đội Anh đóng tại cảng.Trong ảnh là thời điểm hoàng hôn ngày 30/6/1997, đây là lễ hạ cờ Anh tại đài tưởng niệm hòa bình ở Central, Hong Kong. Trước khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông. Tại Hồng Kông cứ 8h và 18h hàng ngày, sẽ tiến hành nghi lễ thượng cờ và hạ cờ tại đài tưởng niệm hòa bình. Sau ngày 01/7, quốc kỳ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức tung bay trên đảo Hồng Kông.
Khu Central Hồng Kông trở thành vùng đất phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo của Hồng Kông kể từ sau khi mở cửa khẩu thông thương với bên ngoài. Hơn 100 năm qua, Central đã chứng kiến chế độ thực dân của Hồng Kông bao gồm cả sự phát triển khi quay về với Trung Quốc. Năm 1841 quân đội Anh chiếm đóng Hồng Kông. Năm 1842, “Hiệp ước Nam Kinh” đã cắt Hồng Kông cho Anh. Từ đó Hồng Kông trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Con phố Hollywood chính là một đại lộ phát triển nhất của Hồng Kông sau khi mở cửa. Trong ảnh là đại lộ Hollywood năm 1890.
Từ lâu, khu vực Central phần lớn là các làng chài, sỏi đá và đồi dốc. Năm 1851, cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, rất nhiều người Quảng Tây đã chạy nạn đến Hồng Kông. Đất đai chật chội không thể đáp ứng được số lượng dân số tăng vọt, vì thế, khu vực Central bắt đầu tiến hành hoạt động lấn biển. Trong ảnh ghi lại hoạt động lấn biển vào năm 1890. Khu vực này chính là đường Can Nặc (Connaught Road) ngày nay.
Năm 1841, chính quyền Hồng Kông đã cho xây dựng con đường lớn đầu tiên theo phong cách phương Tây ở khu Central. Tháng 2/1842, con đường này chính thức thông xe. Đây chính là công trình lấn biển đầu tiên của Hồng Kông. Con đường được đặt tên là “Queen's Road” nhằm tỏ lòng tôn kính đối với nữ hoàng Victoria của nước Anh thời bấy giờ. Trong ảnh chính là Queen's Road chụp vào năm 1895.
Tiền thân của trung tâm thương mại Central chính là khu chợ Quảng Châu, nằm ở nơi giao cắt giữa đường Queen's Road và đường Gia Hàm (Graham Street) do những người Hoa đầu tiên sống ở khu vực này mở ra. Đây cũng chính là điểm giao thương và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Trung tâm thương mại Central hoạt động đến tháng 3/2003 thì ngừng. Trong ảnh là trung tâm thương mại Central được chụp vào năm 1920.
Những năm 30 của thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến tranh kháng Nhật. Hồng Kông trở thành “cảng tránh bão” hay thiên đường cho giới trí thức yêu nước. Tại đây đã diễn ra các hoạt động kháng Nhật cứu quốc. Số 18, đường Nữ Hoàng (Queen's Road) chính là trụ sở của Bát Lộ quân tại Hồng Kông. Ngày 25/12/1941, sau khi kháng cự, tổng đốc Hồng Kông, Dương Mộ Kỳ đã đầu hàng quân Nhật, Hồng Kông thất thủ. Trong ảnh là quân Nhật đang tiến hành nghi thức nhập thành trên đường Nữ Hoàng sau khi chiếm đóng Hồng Kông.
Thời quân Nhật chiếm đóng, rất nhiều tên đường, phố của Hồng Kông được đổi tên mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản. Ví dụ “Queen's Road” được đổi thành “ Minh Trị”. Trong ảnh quân nhật đang bắt nhân viên nước ngoài của ngân hàng HSBC rời khỏi Hồng Kông.
Sau 3 năm 8 tháng, vào ngày 16/9/1945 Trung Hoa dân quốc, Anh và đại diện Nhật Bản là tổng đốc Hồng Kông đã ký kết hiệp ước đầu hàng. Hồng Kông chính thức bước sang trang mới. Trong ảnh là đại diện đế quốc Nhật đang ký hiệp ước đầu hàng.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng không lâu, các nước đồng minh đã tiến hành nghi thức kỉ niệm chiến thắng trước bia tưởng niệm hòa bình tại Central , Hồng Kông. Chính phủ quốc dân Trung Quốc cũng cử quân đội tham gia. Bia tưởng niệm hòa bình Hồng Kông nằm ở đường Chater, vốn dùng để tưởng niệm các quân nhân đã hi sinh trong thời gian đại chiến thế giới thứ nhất.
Sau khi quân Nhật đầu hàng, tháng 10/1945, quân đội Anh đóng tại cảng đã tiến hành diễu hành ăn mừng chiến thắng.
Sau khi Hồng Kông tự do, chính phủ Anh đã tiếp tục tiếp quản Hồng Kông. Tạm thời trong thời gian này sẽ thi hành dùng quân đội quản lý, cố gắng duy trì trật tự công bằng. Mãi đến ngày 01/5/1946, đô đốc Dương Mục Kỳ được phục chức, chính quyền Anh quốc đã khôi phục lại chế độ thực dân ở Hồng Kông. Trong ảnh chụp năm 1976, những công nhân đang làm việc tại bến tàu duyên hải Central.
Dòng người đi bộ vội vã, người bán hàng rong mưu sinh trên đường Pottinger. Con đường này được gọi là "Đường đá" (đường Thạch Bản), nhằm kỷ niệm thống đốc đầu tiên của Hồng Kông có tên Sir Henry Pottinge. Con đường luôn mang đầy không khí hoài cổ.
Những xe buýt công cộng trên đường Des Voeux, Central, Hồng Kông. Vào khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1904, việc lấn biển đã giúp Central có diện tích 57 mẫu Anh. Đường Des Voeux đã trở thành một trong những con phố chính của khu mới thành lập.
Những quầy bán thuốc lá ở khu Central, Hồng Kông năm 1946-1947.
Một nhân viên làm đẹp đang làm tóc cho khách
Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Trong ảnh là các vệ binh đang đướng gác trước cổng phủ tổng đốc tại Central(ảnh chụp vào ngày 29/10).
Khu Vinh Hoa Lý năm 1951.
Đây là bến tàu Star ở Central, Hong Kong, đối diện bên kia là bán đảo Cửu Long. Bến tàu này do hãng tàu The Star kinh doanh, quản lý. Tàu Star là phương tiện giao thông vận tải biển lâu đời. Bến tàu Star từng thay đổi chỗ 4 lần. Tháng 4/1946, do tàu Star tăng giá vé, nên đã gây ra tình trạng bất ổn và bạo loạn ở khu Cửu Long.
Năm 1966, Trung Quốc đại lục đã xảy ra cuộc "Cách mạng văn hóa”. Cho dù Liệu Thừa Chí trong Quốc vụ viện, phụ trách sự vụ Hồng Kông đã chỉ thị không phát động cải cách văn hóa ở Hồng Kông và Macao, nhưng trên thực tế, Hồng Kông vẫn bị ảnh hưởng. Trong ảnh là thời điểm năm 1966, trên kệ sách của một hiệu sách tại đại lộ Nữ Hoàng ở khu vực vẫn trưng bày ảnh và những trích dẫn lời nói của Mao Trạch Đông.
Năm 1986, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã đến thăm Hồng Kông. Bà cũngđến Queen's Pier kiểm duyệt đội quân của quân đội Anh đóng tại cảng.
Trong ảnh là thời điểm hoàng hôn ngày 30/6/1997, đây là lễ hạ cờ Anh tại đài tưởng niệm hòa bình ở Central, Hong Kong. Trước khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông. Tại Hồng Kông cứ 8h và 18h hàng ngày, sẽ tiến hành nghi lễ thượng cờ và hạ cờ tại đài tưởng niệm hòa bình. Sau ngày 01/7, quốc kỳ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức tung bay trên đảo Hồng Kông.