Tháng 7/1915, tại lưu vực sông Chu đã xảy ra trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử lũ lụt ở Trung Quốc được ghi chép lại. 2/3 thành Quảng Châu bị nhấn chìm trong 7 ngày 7 đêm. Xác người chết đuối và vật dụng, vật nuôi nổi khắp các phố ở Quảng Châu. Trong ảnh là xác nạn dân chết đuối nổi trên một con phố ở Quảng Châu.Tháng 7/1947, tại phía Bắc xảy ra một trận mưa lớn, tại khu vực lưu vực Hải Hà đã xảy ra một trận đại hồng thủy. 6,25 triệu người gặp nạn trong đó có Thiên Tân và Bảo Định là hai khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Toàn thành Thiên Tân bị ngập nặng có chỗ lên tới hơn 1m.Trận lũ xảy ra vào ban đêm vì thế nhiều người đã bị nước cuốn trôi khi vẫn còn đang say giấc, nhiều người kịp phát hiện cũng bất lực không có cách nào thoát ra khỏi nhà lánh nạn. Trong ảnh là các nạn dân đang lánh nạn tại các lều tạm.Bao nhiêu người trở thành vô gia cư và trắng tay sau cơn lũ.Lưu vực Trường Giang thường xuyên lũ lụt. Tháng 7/1926, tại khu vực huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc bị lũ lụt nặng. Trong ảnh là trại thu dung nạn dân trong trận lũ tại Giám Lợi.Nhìn bức ảnh Hán Khẩu không khác gì thành phố Venice, chỉ có thuyền bè là phương tiện giao thông duy nhất có thể di chuyển trong thành phố.Toàn tỉnh Hồ Bắc có 1 triệu người vô gia cư, không có lương thực và nước uống. Người dân phải sống tạm trên tuyến đường sắt, trường đua ngựa tại Hán Khẩu. Mọi sinh hoạt và các hoạt động mua bán giao thương vẫn diễn ra trong dòng nước lũ.Những trận lũ kinh hoàng trước đây đều là do thiên tai, nhưng trận lũ lịch sử năm 1938 là do chính quyết định sai lầm của con người tạo ra. Tháng 5/1938, quân Nhật đã tấn công Từ Châu, men theo tuyến Long Hải tiến đánh về phía Tây, Trịnh Châu và Vũ Hán nguy cấp. Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh nắn lại dòng chảy của Hoàng Hà. Ngày 06/09 đã mở cửa 6 đoạn trên đê Hoa viên. Ảnh: Khu vực Hoàng Phiếm sau khi mở đê Hoa Viên.Mở cửa đê đã nắn lại dòng chảy của Hoàng Hà, chính phủ của Tưởng Giới Thạch có thời gian để chuẩn bị, nhưng 4 tháng sau, Vũ Hán vẫn thất thủ. Khu vực này xưa nay rất ít khi có lũ lụt chính vì thế trận lũ ập đến đã khiến dân chúng trở tay không kịp, người và của bị nước cuốn trôi trước bất lực của con người.Việc mở đê đã khiến những địa phương như Hà Nam, An Huy, Giang Tô và nhiều nơi khác dưới hạ lưu Hoàng Hà gặp lũ lụt nghiêm trọng. Ít nhất 890 nghìn người chết, hàng triệu người phải lưu lạc di dời. Hậu quả của các trận lũ lụt này chính là nạn đói khủng khiếp tại Hà Nam năm 1943. Trong ảnh là các nạn dân đang chạy nạn ở khu vực Hoàng Phiếm.Sáng sớm 08/08/1975 đã xảy ra trận đại hồng thủy ở Trú Mã Điếm, Hà Nam, sau một trận mưa lớn, hồ Bản Kiều đã vỡ, trong phạm vi 75km từ Nam đến Bắc và 150km từ Đông sang Tây quá ít người may mắn sống sót.Trong ảnh là những hình ảnh về lũ lụt tại Trú Mã Điếm.Có lẽ trong ký ức của những người sống sót qua trận lũ ở An Khang tháng 7/193 vẫn hằn sâu những cảnh tượng kinh hoàng. Trung tuần tháng 7, tại Thiểm Tây xảy ra mưa bão lớn, tối 31/7 dòng nước dữ của Hán Giang đã vượt qua đê An Khang và vỡ đê, toàn thành phố ngập trong biển nước.Gần 20 nghìn người bị cô lập hoàn toàn trong nước lũ. Gần 90 nghìn người gặp nạn, 870 người chết, hơn 30 nghìn ngôi nhà bị đổ sập, hơn 17 nghìn học sinh không thể đến trường, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 410 triệu nhân dân tệ. Trong ảnh cảnh sát đang giúp đỡ dân trong cơn lũ.Cảnh hoang tàn tang thương sau khi cơn lũ đi qua An Khang.Trận lũ năm 1991 cũng là những ký ức đau buồn đối với những người dân Hoa Đông, mùa hè năm đó nhiều nơi ở lưu vực sông Hoài, sông Dương Tử và hồ Động Đình đều thường xuyên có lũ lớn. Trong ảnh là tình người ấm áp trong cơn lũ năm 1991.
Tháng 7/1915, tại lưu vực sông Chu đã xảy ra trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử lũ lụt ở Trung Quốc được ghi chép lại. 2/3 thành Quảng Châu bị nhấn chìm trong 7 ngày 7 đêm. Xác người chết đuối và vật dụng, vật nuôi nổi khắp các phố ở Quảng Châu. Trong ảnh là xác nạn dân chết đuối nổi trên một con phố ở Quảng Châu.
Tháng 7/1947, tại phía Bắc xảy ra một trận mưa lớn, tại khu vực lưu vực Hải Hà đã xảy ra một trận đại hồng thủy. 6,25 triệu người gặp nạn trong đó có Thiên Tân và Bảo Định là hai khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Toàn thành Thiên Tân bị ngập nặng có chỗ lên tới hơn 1m.
Trận lũ xảy ra vào ban đêm vì thế nhiều người đã bị nước cuốn trôi khi vẫn còn đang say giấc, nhiều người kịp phát hiện cũng bất lực không có cách nào thoát ra khỏi nhà lánh nạn. Trong ảnh là các nạn dân đang lánh nạn tại các lều tạm.
Bao nhiêu người trở thành vô gia cư và trắng tay sau cơn lũ.
Lưu vực Trường Giang thường xuyên lũ lụt. Tháng 7/1926, tại khu vực huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc bị lũ lụt nặng. Trong ảnh là trại thu dung nạn dân trong trận lũ tại Giám Lợi.
Nhìn bức ảnh Hán Khẩu không khác gì thành phố Venice, chỉ có thuyền bè là phương tiện giao thông duy nhất có thể di chuyển trong thành phố.
Toàn tỉnh Hồ Bắc có 1 triệu người vô gia cư, không có lương thực và nước uống. Người dân phải sống tạm trên tuyến đường sắt, trường đua ngựa tại Hán Khẩu. Mọi sinh hoạt và các hoạt động mua bán giao thương vẫn diễn ra trong dòng nước lũ.
Những trận lũ kinh hoàng trước đây đều là do thiên tai, nhưng trận lũ lịch sử năm 1938 là do chính quyết định sai lầm của con người tạo ra. Tháng 5/1938, quân Nhật đã tấn công Từ Châu, men theo tuyến Long Hải tiến đánh về phía Tây, Trịnh Châu và Vũ Hán nguy cấp. Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh nắn lại dòng chảy của Hoàng Hà. Ngày 06/09 đã mở cửa 6 đoạn trên đê Hoa viên. Ảnh: Khu vực Hoàng Phiếm sau khi mở đê Hoa Viên.
Mở cửa đê đã nắn lại dòng chảy của Hoàng Hà, chính phủ của Tưởng Giới Thạch có thời gian để chuẩn bị, nhưng 4 tháng sau, Vũ Hán vẫn thất thủ. Khu vực này xưa nay rất ít khi có lũ lụt chính vì thế trận lũ ập đến đã khiến dân chúng trở tay không kịp, người và của bị nước cuốn trôi trước bất lực của con người.
Việc mở đê đã khiến những địa phương như Hà Nam, An Huy, Giang Tô và nhiều nơi khác dưới hạ lưu Hoàng Hà gặp lũ lụt nghiêm trọng. Ít nhất 890 nghìn người chết, hàng triệu người phải lưu lạc di dời. Hậu quả của các trận lũ lụt này chính là nạn đói khủng khiếp tại Hà Nam năm 1943. Trong ảnh là các nạn dân đang chạy nạn ở khu vực Hoàng Phiếm.
Sáng sớm 08/08/1975 đã xảy ra trận đại hồng thủy ở Trú Mã Điếm, Hà Nam, sau một trận mưa lớn, hồ Bản Kiều đã vỡ, trong phạm vi 75km từ Nam đến Bắc và 150km từ Đông sang Tây quá ít người may mắn sống sót.
Trong ảnh là những hình ảnh về lũ lụt tại Trú Mã Điếm.
Có lẽ trong ký ức của những người sống sót qua trận lũ ở An Khang tháng 7/193 vẫn hằn sâu những cảnh tượng kinh hoàng. Trung tuần tháng 7, tại Thiểm Tây xảy ra mưa bão lớn, tối 31/7 dòng nước dữ của Hán Giang đã vượt qua đê An Khang và vỡ đê, toàn thành phố ngập trong biển nước.
Gần 20 nghìn người bị cô lập hoàn toàn trong nước lũ. Gần 90 nghìn người gặp nạn, 870 người chết, hơn 30 nghìn ngôi nhà bị đổ sập, hơn 17 nghìn học sinh không thể đến trường, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 410 triệu nhân dân tệ. Trong ảnh cảnh sát đang giúp đỡ dân trong cơn lũ.
Cảnh hoang tàn tang thương sau khi cơn lũ đi qua An Khang.
Trận lũ năm 1991 cũng là những ký ức đau buồn đối với những người dân Hoa Đông, mùa hè năm đó nhiều nơi ở lưu vực sông Hoài, sông Dương Tử và hồ Động Đình đều thường xuyên có lũ lớn. Trong ảnh là tình người ấm áp trong cơn lũ năm 1991.