Nằm ở tỉnh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam. Không chỉ là công trình thủy lợi quan trọng, đây còn là thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ.Hồ có không gian rộng lớn, quang cảnh thiên nhiên rất đẹp và thơ mộng. Đặc biệt, bờ hồ là nơi người dân địa phương chăn thả trâu với quy mô khá lớn.Sự hiện diện của những đàn trâu với số lượng hàng chục con khiến cảnh quan hồ Dầu Tiếng trở nên sinh động, hấp dẫn lạ thường.Hình ảnh những con trâu thong thả gặm cỏ, uống nước trong không gian khoáng đạt ở bờ hồ đem lại cảm giác thư thái cho những vị khách đến từ phương xa.Nghề chăn trâu ven hồ Dầu Tiếng thu hút khá nhiều lao động tham gia. Những người làm nghề này gần như quanh năm gắn bó với đàn trâu.Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cỏ và những cây thân mỏng mọc hoang ở bờ hồ rất nhiều, tạo nên sinh cảnh rất phù hợp cho loài trâu sinh trưởng và phát triển.Theo báo Tây Ninh, trâu ở đây hầu hết được đưa từ Campuchia về. Lúc mới nuôi, chúng rất gầy gò, phải tới nửa năm đến một năm mới béo tốt lên.Người chăn thuê được trả theo tháng cho từng con với điều kiện trâu phải béo, có tăng trọng lượng. Nếu trâu trong đàn sinh con, người chăn sẽ được chia phân nửa giá trị con nghé.Thông thường, cứ chừng vài tháng hoặc khi có khách mua trâu, người chủ sống ở thị trấn lại đến thăm đàn. Ngã giá xong, trâu được trao tay, đưa đi luôn.Nghề chăn trâu khá vất vả, vì người chăn thường phải sống kiểu “màn trời chiếu đất”, quanh năm bám lấy lòng hồ. Bù lại, khoản thu nhập đủ để một gia đình có hai con nhỏ được ăn học đầy đủ.... Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Nằm ở tỉnh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam. Không chỉ là công trình thủy lợi quan trọng, đây còn là thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ.
Hồ có không gian rộng lớn, quang cảnh thiên nhiên rất đẹp và thơ mộng. Đặc biệt, bờ hồ là nơi người dân địa phương chăn thả trâu với quy mô khá lớn.
Sự hiện diện của những đàn trâu với số lượng hàng chục con khiến cảnh quan hồ Dầu Tiếng trở nên sinh động, hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh những con trâu thong thả gặm cỏ, uống nước trong không gian khoáng đạt ở bờ hồ đem lại cảm giác thư thái cho những vị khách đến từ phương xa.
Nghề chăn trâu ven hồ Dầu Tiếng thu hút khá nhiều lao động tham gia. Những người làm nghề này gần như quanh năm gắn bó với đàn trâu.
Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cỏ và những cây thân mỏng mọc hoang ở bờ hồ rất nhiều, tạo nên sinh cảnh rất phù hợp cho loài trâu sinh trưởng và phát triển.
Theo báo Tây Ninh, trâu ở đây hầu hết được đưa từ Campuchia về. Lúc mới nuôi, chúng rất gầy gò, phải tới nửa năm đến một năm mới béo tốt lên.
Người chăn thuê được trả theo tháng cho từng con với điều kiện trâu phải béo, có tăng trọng lượng. Nếu trâu trong đàn sinh con, người chăn sẽ được chia phân nửa giá trị con nghé.
Thông thường, cứ chừng vài tháng hoặc khi có khách mua trâu, người chủ sống ở thị trấn lại đến thăm đàn. Ngã giá xong, trâu được trao tay, đưa đi luôn.
Nghề chăn trâu khá vất vả, vì người chăn thường phải sống kiểu “màn trời chiếu đất”, quanh năm bám lấy lòng hồ. Bù lại, khoản thu nhập đủ để một gia đình có hai con nhỏ được ăn học đầy đủ....
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.